Trẻ chậm nói có ảnh hưởng trí tuệ không? Giải đáp và Lời khuyên

Rất nhiều cha mẹ đang dành sự quan tâm lớn về vấn đề trẻ chậm nói có ảnh hưởng trí tuệ không khi tình trạng này đang diễn ra phổ biến ở xã hội hiện đại. Dù câu trả lời ra sao thì lời khuyên cho phụ huynh vẫn là cần sớm đưa con đi can thiệp khi có dấu hiệu chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ.


Nhiều phụ huynh lo sợ trẻ chậm nói sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?

Trẻ chậm nói là tình trạng thường gặp ở nước ta hiện nay và đang có xu hướng không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, cứ khoảng 10 trẻ thì sẽ có 1 trẻ chậm nói với tốc độ phát triển ngôn ngữ lâu hơn cột mốc bình thường. 

Việc trẻ chậm nói có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chậm nói thông thường và do bệnh lý. Điều này đã khiến cho không ít bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng hoang mang không biết liệu trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ hay không.

Cũng bởi vì phần lớn những đứa trẻ chậm nói đều gặp khó khăn trong vấn đề tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ, thậm chí dù đã đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa biết nói, đọc, viết như bao bạn khác mà sự lo lắng của cha mẹ lại càng nhân lên.


Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói

Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, tùy thuôc từng nguyên nhân mà mức độ ảnh hưởng đến trí tuệ cũng sẽ khác nhau. Cho dù chậm nói đến từ bất cứ nguyên nhân nào, nếu không được can thiệp và điều trị sớm sẽ để lại những hệ lụy vô cùng lớn cho đời sống, sức khỏe tinh thần và quá trình phát triển của trẻ. 

Nếu trẻ bị chậm nói do những tác nhân thông thường như stress, ít tương tác với môi trường xã hội, sử dụng các thiết bị công nghệ quá sớm thì việc can thiệp và điều trị sẽ dễ dàng hơn. Các con hoàn toàn vẫn có thể giao tiếp tự nhiên và hòa nhập với cuộc sống bình thường, cũng như nhanh chóng theo kịp những bạn đồng trang lứa nếu được can thiệp, xử lý đúng cách.

Còn đối với trường hợp trẻ bị chậm nói do tác động những bệnh lý như khiếm khuyết thính giác, lưỡi, môi, vòm miệng hoặc bị tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn ngôn ngữ thì khả năng ảnh hưởng trí tuệ sẽ cao hơn nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, đúng cách. 

Phụ huynh nên làm gì khi con có biểu hiện chậm nói

Như đã phân tích, trẻ chậm nói nếu không được can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hành trình phát triển của trẻ cả ở hiện tại và trong tương lai. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh đang có con gặp phải tình trạng này:

1. Dành nhiều thời gian cho con

Phụ huynh nên dành nhiều thời gian mỗi ngày hơn để cùng con trò chuyện, tương tác với mọi thứ xung quanh. Điều này sẽ cực kỳ hữu ích với những trẻ chậm nói bởi hầu hết nguyên nhân khiến các bé không thể giao tiếp là do thiếu sự quan tâm từ cha mẹ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải kiên nhẫn để trò chuyện giúp thúc đẩy khả năng tiếp nhận và phản xạ ngôn ngữ cho con.

Ngoài ra, cho dù bận rộn đến đâu thì phụ huynh cũng nên dành thời gian để đưa con ra ngoài chơi nhiều hơn để trẻ có thể tự do khám phá và tăng tính tương tác với xã hội. Đặc biệt là đối với những nhóm trẻ bám cha mẹ quá mức thì nguy cơ bị chậm nói sẽ cao hơn. 


Trẻ con thiếu môi trường tiếp xúc xã hội bên ngoài cũng là nguyên nhân gây chậm nói

Hơn nữa, bố mẹ cũng cần xây dựng lại chế độ sống lành mạnh cho con mình. Phải đảm bảo, trẻ có thể ngủ đủ giấc, tập luyện thể thao thường xuyên, chế độ ăn uống phù hợp, tránh những thói quen cho tiếp xúc và sử dụng công nghệ quá sớm. Bởi các món đồ công nghệ như TV, điện thoại, ipad cũng là những nguyên nhân chính khiến trẻ bị chậm nói. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ gặp phải các rối loạn tâm lý khác.

2. Kịp thời đưa trẻ đi thăm khám

Thực tế, có nhiều trường hợp trẻ bị chậm nói nhưng do sự chủ quan của gia đình đã để lại những hậu quả nghiêm trọng và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống tươi lai của đứa bé sau này. Do đó, để chắc chắn được nguyên nhân khiến con bị chậm nói và có phương án can thiệp đúng thì bạn nên đưa bé đến các bệnh viện, trung tâm uy tín kiểm tra. 

Các chuyên gia sau khi kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân đưa ra những pháp đồ điều trị thích hợp giúp quá trình phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp trở nên linh hoạt và hòa nhập với cuộc sống bình thường. 

3. Điều trị tại môi trường giáo dục chuyên biệt

Đối với những trường hợp trẻ chậm nói do mắc các bệnh như rối loạn phổ tự kỷ, điếc hay khiếm khuyết thần kinh thì việc điều trị và can thiệp ngôn ngữ tại nhà sẽ không hề dễ dàng và hiệu quả đạt được vô cùng thấp. Do đó, đối với những trường hợp đặc biệt này, các chuyên gia khuyến khích bạn nên đưa con đến những đơn vị giáo dục đặc biệt để được can thiệp và điều trị đúng cách. 

Hiện nay, có rất nhiều trung tâm giáo dục hỗ trợ cải thiện các kỹ năng dành riêng cho những nhóm trẻ đặc biệt. Tại đây, các thầy cô giáo và chuyên gia có đủ kiến thức trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này sẽ trực tiếp chăm sóc và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ một cách chu đáo.

Điển hình như trung tâm giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam (NHC Academy) là một trong các đơn vị đi đầu về lĩnh vực can thiệp cho trẻ đặc biệt với những tiêu chuẩn giáo dục quốc tế. Nơi đây là địa chỉ lý tưởng tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ tăng động giảm chú ý, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ,...


NHC Academy tự hào là đơn vị can thiệp trẻ chậm nói hiệu quả số 1 Việt Nam

Tại NHC Academy, các thầy cô giáo đều có những bài tập chuyên biệt nhằm giúp trẻ tăng khả năng tập trung, học cách phát âm và nói chuyện tròn vành rõ chữ. Với phương pháp giáo dục đúng cách kết hợp tâm lý trị liệu và âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói, NHC Academy sẽ giúp trẻ dần chủ động nói chuyện hơn, phản ứng nhanh với lời nói của mọi người, đồng thời có thể giao tiếp một cách logic, rõ ràng như các bạn bình thường.

Hơn thế, trung tâm tâm lý giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam còn đầu tư mạnh về cơ sở vật chất lẫn nhiều trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc tế. Qua đó tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em đặc biệt có thể tham gia môi trường giáo dục cao cấp, nhanh chóng tiến bộ hơn. 

Khi phụ huynh đưa con em mình đến đây, đơn vị sẽ tiếp nhận và thực hiện quy trình thăm khám cũng như đánh giá năng lực một cách bài bản. Các chuyên gia hàng đầu sẽ trực tiếp phân chia lớp học và lựa chọn phương án giáo dục phù hợp nhất với từng mức độ tình trạng của trẻ. 

Đến với NHC Academy trẻ sẽ được cải thiện kỹ năng nói bằng nhiều biện pháp kết hợp với những hoạt động vui chơi thú vị. Nhờ đó, không chỉ khả năng giao tiếp được cải thiện mà còn giúp các em hòa nhập hơn với môi trường xã hội.


NHC Academy luôn quan sát và cập nhật quá trình học của các con với phụ huynh

Bên cạnh đó, NHC Academy còn kết hợp cùng trung tâm trị liệu tâm lý để thăm khám và giúp trẻ tháo gỡ những khúc mắc, ám ảnh gây ảnh hưởng đến việc chậm nói. Tạo điều kiện để trẻ giảm bớt căng thẳng, học cách đối diện và mạnh dạng hòa nhập trở lại với cuộc sống. 

Để biết rõ hơn thông tin về phương pháp can thiệp, giáo dục của trung tâm, bạn có thể liên hệ thông qua:

TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 235 Phố Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 66 876 123 hoặc 090 6818 123

  • Email: giaoducnhc@gmail.com

  • Website: giaoducnhc.vn

  • Facebook: FB.com/giaoducnhc

4. Chăm sóc trẻ đúng cách

Song song với việc nhờ các biện pháp hỗ trợ của chuyên khoa thì gia đình và cha mẹ cũng nên chủ động tham khảo những cách chăm sóc trẻ sao cho quá trình cải thiện ngôn ngữ diễn ra nhanh hơn. Để làm được điều này, phụ huynh có thể nhờ các chuyên gia, bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cách hỗ trợ tại nhà. Một số biện pháp chăm sóc trẻ chậm nói nói đúng cách mà bạn có thể tham khảo và áp dụng, bao gồm: 

  • Thường xuyên trò chuyện, giao tiếp với trẻ để kích thích khả năng tương tác của bé.

  • Không được bắt chước lời nói hoặc cười nhạo, chê bai phát âm của trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ bị bối rối và có tâm lý sợ sệt hơn. 

  • Sử dụng những món đồ chơi chuyên dụng để dạy trẻ chậm nói. Đây là phương án được nhiều chuyên gia khuyến khích nhất. Bạn có thể sử dụng thú nhồi bông, lego,… đa dạng màu sắc, hình dáng để dạy trẻ. 

  • Tạo nhiều điều kiện và cơ hội để trẻ chậm nói có thể tham gia vào những hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời. Khi được tiếp xúc với những điều mới mẻ, thú vị sẽ dần tăng tính tò mò, khám phá và đồng thời giúp các em có thể giao lưu, kết nối thêm nhiều mối quan hệ hơn. 

  • Nên kiểm soát và ngăn không cho trẻ sử dụng điện thoại. Việc hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử và tập trung cho con khám phá thế giới bên ngoài sẽ giúp cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ. 

  • Nếu trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn chưa nói thành thạo thì vấn tạo điều kiện để con đến trường. Quá trình được giáo viên hướng dẫn, dạy dỗ và hòa nhập với nhiều bạn bè sẽ tạo điều kiện tốt nhất để con tự sử dụng ngôn ngữ, cải thiện khả năng giao tiếp của chính mình. 

Bài viết trên đây vừa đã cập nhật những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc về việc trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ hay không. Hy vọng bố mẹ hiểu rõ và thông suốt hơn về vấn đề này. Nếu có những dấu hiệu trẻ bị chậm nói, tốt nhất quý phụ huynh nên đưa con đến các trung tâm, bệnh viện uy tín để thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,114
  • Tháng hiện tại20,988
  • Tổng lượt truy cập1,605,146
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây