Bệnh Xương Khớp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Xương khớp là bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, gây ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là gì? Có những bệnh xương khớp nào thường gặp và cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.

Bệnh cơ xương khớp là gì?

Xương là một bộ phận quan trọng, tạo bộ khung cho cơ thể. Khi bạn gặp phải các bệnh xương khớp thì lúc đó chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống đã bị suy yếu. Lúc này, việc di chuyển của bạn sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày.

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới bệnh xương khớp, cụ thể như sau:

  • Cơ thể thiếu canxi trong xương, thiếu vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, chân tay nhức mỏi, móng tay, chân dễ gãy.

  • Độ tuổi càng cao thì sụn sẽ trở nên giòn và dễ gãy hơn, khiến các khớp xương mất đi miếng đệm.

  • Chấn thương xương khớp, tụ máu do vết thương cũng khiến cho xương khớp tay chân bị ảnh hưởng, gây đau nhức.

  • Các bệnh lý khác như tiểu đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, viêm đa rễ thần kinh, các bệnh về gan, thận,...

  • Những người có cân nặng quá cao sẽ tạo áp lực lớn lên các khớp như gối, hông, xương sống và mắt cá chân.

  • Các yếu tố bên ngoài như làm việc, tập luyện quá sức, nằm, ngồi, ngủ sai tư thế hoặc khởi động các cơ khớp không kỹ trước khi thể dục.

Triệu chứng chung của bệnh xương khớp

Bạn có thể tham khảo các triệu chứng của bệnh xương khớp như sau:

  • Đau nhức xương khớp: Mức độ đau sẽ khác nhau tùy thuộc vào bệnh và vị trí, bạn sẽ cảm thấy tình trạng này nặng hơn khi thời tiết thay đổi.

  • Cứng khớp: Bạn khó cử động tay chân vào buổi sáng khi thức dậy, có thể xảy ra sau một khoảng thời gian không vận động.

  • Sưng, đỏ quanh khớp: Đây là dấu của bệnh viêm khớp, mức độ sưng và đỏ sẽ khác nhau tùy vào tình trạng bệnh.

  • Yếu cơ: Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng nếu bạn lười vận động, khiến các khớp bị suy yếu, teo cơ do máu không lưu thông.

  • Biến dạng khớp: Bệnh ở mức độ nghiêm trọng, sụn bị bào mòn dẫn tới biến dạng. Đầu xương có thể lệch ra ngoài gây đau đớn.

  • Dấu hiệu khác: Mệt mỏi, sốt, mất ngủ,... là một số dấu hiệu toàn thân của người mắc bệnh xương khớp.

Các bệnh xương khớp thường gặp

Dưới đây là các bệnh xương khớp thường gặp phải:

  • Viêm khớp: Sụn khớp bị tổn thương, viêm nhiễm, bào mòn gây sưng đau ở vùng quanh khớp.

  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý mạn tính, thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô của chính cơ thể bạn.

  • Thoái hóa khớp: Là sự mất cân bằng của tổ chức sụn và tổ chức khớp, quanh khớp. Theo thời gian, phần sụn đệm ở các đầu khớp bị thoái hóa, làm giảm ma sát, ảnh hưởng đến toàn bộ khớp.

  • Thoát vị đĩa đệm: Xảy ra khi đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí bình thường do bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra gây chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh xung quanh. 

  • Thoái hóa cột sống: Bệnh mãn tính, tiến triển chậm và thường xảy ra ở cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ. 

  • Gai cột sống: Là biến thể của thoái hóa cột sống, đặc trưng bởi các mỏm gai hình thành phía ngoài xung quanh cột sống gây chèn ép các rễ thần kinh, mạch máu.

  • Đau thần kinh tọa: Là cơn đau liên quan đến dây thần kinh hông to, bạn sẽ thấy tình trạng này dần lan tỏa kéo dài từ cột sống thắt lưng xuống hông, mặt đùi và chân. 

  • Bệnh loãng xương: Là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương, điển hình bởi sự suy giảm mật độ và chất lượng của xương, từ đó làm tăng nguy cơ gãy xương.

  • Bệnh Gout: Một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Gout có dấu hiệu đặc trưng là các cơn đau đột ngột, dữ dội, kèm theo sưng, đỏ ở các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân.

Các loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh khớp

Các loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh khớp bao gồm 2 loại chính là xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm đặc hiệu:

  • Xét nghiệm cơ bản: Bao gồm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm hóa sinh, xét nghiệm tốc độ lắng máu ESR, xét nghiệm CRP, xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA điều trị bệnh xương khớp, xét nghiệm Anti DNA và Anti Smith, xét nghiệm kiểm tra tình trạng phổi và thận, đo điện tâm đồ.

  • Xét nghiệm đặc hiệu: Yếu tố RF trong huyết thanh, xét nghiệm Anti CCP, chụp X quang.

Điều trị bệnh xương khớp

Sau đây là những phương pháp thường được ứng dụng để điều trị các bệnh về xương khớp, cụ thể như sau:

Dùng thuốc giảm đau dạng uống

Các loại thuốc khác có thể giúp giảm đau bao gồm:

  • Thuốc giãn cơ: Được sử dụng để điều trị co thắt cơ, các loại thuốc này có thể dùng chung với NSAID (thuốc chống viêm không steroid) để tăng cường hiệu quả giảm đau.

  • Thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh: Cả hai loại thuốc này can thiệp vào tín hiệu đau, giúp giảm cơn đau hiệu quả.

  • Capsaicin: Đây là một chất được tìm thấy trong ớt, có khả năng giảm đau khớp do viêm khớp và các bệnh khác. Capsaicin ngăn chặn chất P, một chất giúp truyền tín hiệu đau, đồng thời kích hoạt giải phóng các chất hóa học trong cơ thể gọi là endorphin, giúp ngăn chặn cơn đau.

  • Kem trị viêm khớp: Một lựa chọn khác là các loại kem bôi có chứa thành phần methyl salicylate, được sử dụng để giảm đau khớp và viêm.

Những loại thuốc và phương pháp này đều có thể giúp giảm đau hiệu quả, nhưng việc sử dụng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Tiêm thuốc

Các tùy chọn tiêm khác bao gồm:

  • Loại bỏ chất lỏng khỏi khớp (và thường được thực hiện liên quan đến việc tiêm steroid)

  • Tiêm hyaluronan, một phiên bản tổng hợp của dịch khớp tự nhiên. Điều này được sử dụng để điều trị

Phương pháp này dành cho trường hợp người bệnh đã bị nặng, sử dụng thuốc bôi hay uống đều không có tác dụng. Thời gian tiêm sẽ diễn ra khoảng từ 3 - 4 tháng/lần.

Vật lý trị liệu ( xoa bóp, chườm nóng, bấm huyệt )

Vật lý trị liệu bao gồm các phương pháp như xoa bóp, chườm nóng và bấm huyệt, có thể giúp bạn giảm đau và cải thiện chức năng khớp. Bạn có thể đến các phòng khám để nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia trị liệu. Các bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật như siêu âm, liệu pháp nhiệt hoặc lạnh, kích thích dây thần kinh bằng điện và thao tác để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chăm sóc tại nhà

Bạn có thể giảm đau khớp trong thời gian ngắn bằng một vài kỹ thuật đơn giản tại nhà như sau:

  • Bảo vệ khớp: Sử dụng nẹp hoặc bọc để bảo vệ khớp.

  • Cho khớp nghỉ ngơi: Tránh bất kỳ hoạt động mạnh nào khiến bạn bị đau để khớp có thời gian hồi phục.

  • Chườm đá: Chườm đá lên khớp trong khoảng 15 phút, vài lần mỗi ngày để giảm viêm và đau.

  • Nâng cao khớp: Nâng khớp cao hơn mức tim của bạn để giảm sưng và đau.

  • Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ: Người bệnh cần ăn rau xanh bổ sung chất xơ, hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế nạp đừng hay những đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là một phương pháp điều trị được chỉ định khi các phương pháp dùng thuốc không còn hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh lý xương khớp. Các loại phẫu thuật phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp có thể kể đến như thay khớp, chỉnh khớp, hàn khớp, nội soi khớp,....

 

Bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn đọc các thông tin chi tiết liên quan đến bệnh xương khớp. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến các phòng khám uy tín để được kiểm tra và tư vấn kỹ càng nhất. Nếu kéo dài tình trạng bệnh có thể sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Người bệnh liên hệ với Tổ hợp Y Tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102 theo địa chỉ sau để được điều trị và chăm sóc tận tình:

  • Hà Nội: Số 7 ngõ 8/11 đường Lê Quang đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

  • Hồ Chí Minh: Số 179 đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Lịch làm việc: 8h00 đến 17h30 các ngày Thứ 2 - Chủ nhật.

  • Điện thoại liên hệ: 0888 598 102, 0888 698 102.

  • Website: https://quandan102.com/





 
Liên kết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay1,811
  • Tháng hiện tại5,268,290
  • Tổng lượt truy cập6,982,653
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây