Tăng động giảm chú ý có chữa được không? Lời khuyên cho cha mẹ

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là rối loạn xảy ra phổ biến ở trẻ hiện nay nên rất nhiều cha mẹ lo lắng không biết căn bệnh này có chữa được không? Việc trang bị kiến thức về bệnh sẽ phần nào giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong hành trình nuôi con khôn lớn.

Tăng động giảm chú ý có chữa được không? Giải đáp chi tiết

Tăng động giảm chú ý có tên tiếng Anh là “Attention deficit hyperactivity disorder”, một chứng rối loạn thần kinh bộ não. Trẻ tăng động thiếu tập trung, giảm sự chú ý có thể kéo theo sự suy giảm đáng kể trong hiệu suất học tập, người bệnh còn có các hành động vội vã và không thể ở yên một vị trí nào đó.

Bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em đang ngày càng trở nên phổ biến, gây ra nhiều lo lắng cho cha mẹ. Trong phần này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về khả năng chữa trị ADHD, để cha mẹ có sự hỗ trợ tốt nhất cho con cái của mình, giúp chúng phát triển hoàn hảo trong cuộc sống hàng ngày.

Về vấn đề bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không, thì hiện nay chưa có giải pháp chữa khỏi hoàn toàn nhưng tình trạng bệnh có thể cải thiện khi được phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp. ADHD có thể được can thiệp bằng việc kết hợp hóa dược trị liệu, liệu pháp tâm lý, chế độ ăn uống lành mạnh,...

Quá trình trị liệu tăng động giảm chú ý là theo dõi hành vi thường xuyên, giúp trẻ có thể tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập hàng ngày như những bạn bè cùng trang lứa. Tùy vào các biểu hiện của bệnh mà quá trình điều trị cũng phân chia thành những giai đoạn khác nhau. Ví dụ có khoảng thời gian sử dụng thuốc và có lúc điều trị bằng tâm lý trị liệu.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có những hành động nghịch phá, la hét quấy rầy người khác trong cuộc sống hàng ngày

Sự nguy hiểm khi không sớm can thiệp tăng động giảm chú ý

Không can thiệp sớm vào các triệu chứng của ADHD có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

  • Sức khỏe tinh thần: Trẻ em có thể trải qua căng thẳngrối loạn lo âu khi chúng không nhận được can thiệp đúng lúc.

  • Tăng khả năng bạo lực: Các em nhỏ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường có tính cách dễ nổi nóng, thường xuyên bực tức và khó kiềm chế cảm xúc do đó khi trưởng thành trẻ có thể dễ dàng phát triển xu hướng bạo lực.

  • Hiệu suất học tập: Sự mất tập trung và nghịch phá làm cho các em xao nhãng việc học, có thể ảnh hưởng đến thành tích trong học tập và rèn luyện.

  • Mối quan hệ xã hội: Trẻ khó khăn trong việc kiểm soát hành vi hay chọc ghẹo, thách thức bạn bè, khả năng giao tiếp với mọi người kém nên gây khó khăn trong việc xây dựng những mối quan hệ chất lượng cho bản thân.

  • Cơ hội nghề nghiệp: Hiếu động trong học tập và khó kiểm soát bản thân có thể làm giảm cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của trẻ.

  • Mắc các bệnh liên quan: Các em mắc chứng ADHD không được can thiệp sớm có thể đối diện nguy cơ cao mắc các rối loạn thần kinh khác như: rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi chống đối, trầm cảm, Hội chứng Tourette,...


Trẻ bị mất tập trung làm xao nhãng việc học khi mắc chứng tăng động giảm chú ý

Lời khuyên cho cha mẹ khi có con bị tăng động giảm chú ý

Cha mẹ, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc giúp trẻ cải thiện chứng tăng động giảm chú ý. Bên cạnh những biện pháp chuyên môn như trị liệu tâm lý kết hợp dùng thuốc thì sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện bệnh ở trẻ.

1. Dành nhiều thời gian cho con

Dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện và chơi đùa có thể làm tăng sự gắn kết với con, giúp trẻ cảm thấy ấm áp và an toàn, không cảm thấy cô đơn khi có người thân ở bên để chia sẻ và vượt qua giai đoạn này.

Bằng cách rèn luyện sự tập trung và dành nhiều thời gian tương tác với con, phụ huynh sẽ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, hỗ trợ trong quá trình học tập và phát triển.

Các hoạt động tương tác như trò chuyện, chơi trò chơi, hoặc thậm chí chỉ là việc ngồi bên cạnh và hỗ trợ con trong các hoạt động hàng ngày giúp trẻ kiểm soát cảm xúc và cảm thấy được quan tâm. Bên cạnh đó, việc dành thời gian này cũng cho phép phụ huynh hiểu rõ hơn về những khó khăn mà con gặp phải và tìm ra các phương pháp hỗ trợ phù hợp.

Cha mẹ nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách, nghe nhạc hoặc tham gia các trò chơi khác cùng con, ví dụ như ghép hình lego, chơi cờ, vẽ tranh...Quá trình điều trị và hỗ trợ cho trẻ có thể mất thời gian nên cha mẹ thực hiện các hoạt động này với sự kiên nhẫn để mang lại hiệu quả trong quá trình thực hiện.

 


Phụ huynh nên dành nhiều thời gian chơi với con để con cảm thấy không cô đơn

2. Chăm sóc con đúng cách

Chăm sóc con đúng cách không chỉ giới hạn trong việc chăm sóc và quan tâm về mặt tinh thần mà còn bao gồm điều chỉnh các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến tình trạng của trẻ.

Trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống, các phụ huynh có thể tìm hiểu và áp dụng các thay đổi vào chế độ dinh dưỡng của trẻ ví dụ như giảm lượng đường và thực phẩm chứa phẩm màu nhân tạo để có thể làm giảm mức độ tăng động và tăng khả năng tập trung của trẻ.

Trong sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ tạo ra một môi trường yên tĩnh và ít kích động cũng có thể hỗ trợ con tập trung học tập.Tạo một thời khóa biểu chi tiết các hoạt động cần thực hiện hàng ngày như: Thức dậy vào lúc 6h30, vệ sinh cá nhân và ăn sáng khoảng 30p để 7h đến lớp, về nhà tắm rửa vào khoảng 17h, giải trí lúc 19h, sau đó đi ngủ sớm. Ngày nghỉ trẻ có thể đọc sách vào buổi sáng trong 30 phút, ngủ trưa 30 phút,...lịch trình sinh hoạt ổn định này nhằm giúp trẻ không cảm thấy bị rối loạn thời gian sinh hoạt của mình.

Các phương pháp dạy con tại nhà cũng có thể được áp dụng để hỗ trợ trẻ trong việc kiểm soát các triệu chứng của ADHD. Một số phương pháp dạy con tại nhà khi mắc chứng tăng động giảm chú ý, bao gồm:

  • Dạy trẻ thông qua các trò chơi hoặc tình huống thực tế tại nhà:  Phương pháp được nhiều chuyên gia tín nhiệm khuyên sử dụng thường xuyên. Qua trải nghiệm câu chuyện thực tế hoặc tham gia vào các trò chơi thú vị, trẻ có khả năng phát triển kỹ năng xử lý tình huống, kiên nhẫn và tư duy logic.

  • Tham gia các hoạt động: Cha mẹ nên khuyên con tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất tại nhà: bơi lội, cầu lông, chạy bộ,...giúp trẻ vừa giải phóng cảm xúc tiêu cực vừa giảm tình trạng nghịch phá, tăng động quá mức.

  • Dạy cách chứ không làm thay con: Khi trẻ muốn làm một việc nào đó, phụ huynh nên giải thích và hướng dẫn cách làm rồi để còn tự mình thực hiện. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên sử dụng những lời nói như bắt buộc thay vào đó là nhắc nhở nhẹ nhàng. 

  • Dạy trẻ làm việc nhà: Cha mẹ có thể có thể cùng con dọn dẹp nhà, tưới cây, rửa bát,... và có thưởng nếu con thực hiện tốt.


Nhiều hoạt động thực tế hàng ngày ở nhà có thể giúp con phát triển khả năng xử lý tình huống

3. Đưa con đi thăm khám và can thiệp sớm

Trong trường hợp trẻ bị tăng động giảm chú ý, việc cha mẹ tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia từ sớm là rất quan trọng, điều này giúp phụ huynh biết cách chăm sóc và có phương pháp điều trị sao cho hiệu quả nhất, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam là một tổ chức uy tín với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc hỗ trợ và điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ em. Các bậc phụ huynh nên đưa con đi thăm khám và tìm hiểu về các phương pháp can thiệp từ sớm để đảm bảo sự phát triển toàn diện và hạnh phúc cho trẻ.


Đội ngũ chuyên gia tâm lý tại NHC Academy chuyên môn cao, luôn có trách nhiệm với nghề

Tại đây trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, các dụng cụ trị liệu đạt chuẩn quốc tế và kết hợp với môi trường giáo dục chuyên nghiệp. Trung tâm tự hào là một đơn vị tiên phong trong việc can thiệp cho trẻ đặc biệt.

Dựa vào mức độ nặng nhẹ thông qua những biểu hiện, các chuyên gia tâm lý tại NHC Academy sẽ xem xét để áp dụng các liệu pháp tâm lý phù hợp nhất, giúp đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho trẻ. Hiện nay, đối với các trường hợp người bệnh mắc chứng

ADHD thường được các bác sĩ tâm lý ưu tiên sử dụng phương pháp tâm lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng. 

Liệu pháp này, người bệnh sẽ tham gia vào quá trình điều trị qua các buổi trò chuyện trực tiếp cùng với nhà trị liệu tâm lý ở NHC Academy. Thông thường bệnh nhân sẽ tham gia từ 1 - 2 buổi trị liệu hàng tuần theo chỉ định của chuyên gia và mỗi buổi thường rơi vào khoảng 30 - 60 phút.


Các chuyên gia tại NHC Academy luôn theo sát trẻ trong quá trình điều trị ADHD

Phương pháp trị liệu tâm lý đối với bệnh tăng động giảm chú ý cho trẻ nhỏ sẽ giảm và phục hồi nhanh các triệu chứng nếu cha mẹ phát hiện và có giải pháp kịp thời. Quý phụ huynh cần được tư vấn, hỗ trợ chi tiết hơn về bệnh ADHD cũng như liệu trình trị liệu phù hợp thì liên hệ với NHC Academy qua:

TRUNG TÂM TÂM LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT NHC VIỆT NAM

  • Địa chỉ: 235 Phố Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

  • Điện thoại: 024 66 876 123 hoặc 090 6818 123

  • Email: giaoducnhc@gmail.com

  • Website: giaoducnhc.vn

  • Facebook: FB.com/giaoducnhc

Hi vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết này, cha mẹ sẽ không còn thắc mắc về vấn đề bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không? Và phụ huynh cũng đã biết cách để quan tâm, chăm sóc con của mình vượt qua chứng ADHD một cách hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Thống kê
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay2,610
  • Tháng hiện tại21,484
  • Tổng lượt truy cập1,605,642
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây