Rối loạn lo âu lan tỏa khởi phát ở những người hay bị căng thẳng dài ngày vì phải gánh vác nhiều trọng trách trong cuộc sống. Hiện tại, có khoảng 3% dân số thế giới đang gặp phải hội chứng này và đặc biệt, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới.
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) hay còn có tên gọi khác là: rối loạn lo âu toàn thể. Đây là hội chứng khiến cho người bệnh trở nên căng thẳng và lo lắng quá mức đối với các sự việc, tình huống trong cuộc sống.
Rối loạn lo âu lan tỏa thường kéo dài trong ít nhất 6 tháng
Người mắc bệnh thường có những suy nghĩ tiêu cực và sai lệch, nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dễ phát sinh các hành vi làm tổn thương bản thân, thậm chí là tự kết thúc cuộc đời.
Rối loạn lo âu lan tỏa thường bộc phát trước năm 25 tuổi, từ người lớn cho đến trẻ em và khi không được điều trị sớm, có thể tiến triển thành mãn tính với tỷ lệ hồi phục thấp và khả năng tái phát ở mức trung bình.
Tuy chứng rối loạn lo âu lan tỏa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, nhưng những đối tượng sau đây sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hết. Đó là:
Người có tính cách nhút nhát hay suy nghĩ tiêu cực
Người có người thân trong gia đình từng bị rối loạn lo âu lan tỏa
Người từng gặp những khó khăn, sang chấn khi còn nhỏ hoặc hiện tại
Người mắc nhiều bệnh lý nền, bệnh mãn tính
Người phụ nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ bị bệnh thường xuyên hoặc bị sẩy thai, mất con, không có sự giúp đỡ từ người thân, xung đột với bạn đời, người nhà
Mặc dù chưa thể xác định chính xác những nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu lan tỏa, nhưng vẫn có một số tác nhân làm tăng khả năng mắc bệnh, chẳng hạn như:
Do yếu tố di truyền: nếu trong nhà từng có người bị rối loạn lo âu lan tỏa hoặc các bệnh rối loạn tâm thần khác thì nguy cơ mắc bệnh càng cao
Ám ảnh thuở niên thiếu: gia đình khó khăn, thường xuyên bị đánh đập, xâm hại,... cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu lan tỏa
Nghiện thuốc lá, rượu bia, ma túy: nếu lạm dụng những chất kích thích, gây nghiện này làm khả năng mắc rối loạn lo âu lan tỏa tăng lên 5-6 lần
Áp lực cuộc sống: stress dai dẳng, từng trải qua khủng hoảng, mắc bệnh nan y, không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống,...
Sau đây là những hệ quả nghiêm trọng do rối loạn lo âu lan tỏa gây ra cho bệnh nhân, nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời:
Tự tách biệt bản thân với mọi người, không nói chuyện với bất kỳ ai
Suy giảm khả năng chú ý dẫn tới tình trạng tuột dốc trong việc học, công việc
Nảy sinh ý nghĩ tự tự hoặc tự đau bản thân và người nhà
Lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện để giải phóng căng thẳng
Tác động xấu tới sức khỏe, chất lượng giấc ngủ
Nhức đầu, đau nửa đầu thường xuyên
Rối loạn lo âu lan tỏa rất cần được phát hiện và điều trị sớm để hạn chế những hệ lụy xấu
Hơn nữa, còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính kèm theo một số căn bệnh rối loạn tâm thần khác, như: ám ảnh sợ hãi, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), trầm cảm,...
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của rối loạn lo âu lan tỏa ở người bệnh mà bạn có thể thấy để cảnh báo cho họ. Cụ thể:
Bồn chồn, lo âu quá độ, dù không cần thiết
Dễ mệt, tim đập nhanh, mạnh, thở khó
Căng cơ
Chán ăn không rõ nguyên nhân
Dễ gắt gỏng, bực bội
Mất ngủ, khó ngủ
Hoảng sợ khi ở khoảng trống hoặc sợ không gian hẹp/kín
Tưởng tượng về viễn cảnh xấu nhất có thể xảy ra
Luôn cảm thấy mọi thứ xung quanh có thể làm hại mình
Thiếu quyết đoán, dễ xao nhãng
Giảm khả năng chú ý
Đổ nhiều mồ hôi, chân tay run rẩy, khô môi
Đau, tức ngực, buồn nôn, sôi bụng
Đỏ mặt, ớn lạnh, tê cóng, có cảm giác kim châm
Chóng mặt, đứng không vững, ngất xỉu
Sợ chết
Bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa thường sẽ xuất hiện những triệu chứng nêu trên
Hiện nay, hội chứng rối loạn lo âu lan tỏa được chữa trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý trị liệu hoặc kết hợp cả hai phương pháp này để đạt hiệu quả rõ rệt, trong thời gian ngắn nhất.
Dựa vào kết quả thăm khám và mức độ bệnh tình của người bệnh, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp với liều thấp, sau đó gia tăng độ mạnh cho đến khi đạt hiệu quả toàn diện. Nhằm hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh tác dụng phụ cũng như các rủi ro khác, hiếm khi bác sĩ chỉ định loại thuốc giải tỏa lo âu chứa chất gây nghiện.
Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa, gồm có:
Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể được dùng bao gồm nortriptyline, imipramine, amitriptyline,...
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): fluoxetine , paroxetin,...
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI): Venlafaxin, duloxetine,...
Thuốc chống loạn thần (Benzodiazepines): kiểm soát tốt các dạng GAD nghiêm trọng và giúp giảm lo âu nhanh chóng.
Thời gian điều trị rối loạn lo âu lan tỏa thường phải kéo dài từ 6-12 tháng
Sau khoảng 8 tuần dùng thuốc, bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự thuyên giảm của các triệu chứng lo lắng, hoảng sợ. Ngoài ra, để đề phòng trường hợp tái phát bệnh, người bệnh nên tiếp tục sử dụng thuốc trong vòng từ 6-12 tháng.
Lưu ý, việc sử dụng thuốc sai cách có thể mang đến biến chứng, tác dụng phụ nguy hiểm như:
Lờn thuốc, phải liên tục uống thuốc hoặc tăng độ mạnh để có hiệu quả
Phụ thuộc vào thuốc, dễ tái phát khi không dùng nữa
Ngủ li bì suốt nhiều ngày
Tăng cân hoặc sụt cân rất nhanh
Suy giảm khả năng ghi nhớ
Gây đau nhức đầu
Không còn sáng suốt, quyết đoán
Ảnh hưởng xấu đến tim, thận, gan, dạ dày,…
Trong thời gian đầu, có thể làm cho người bệnh nghĩ nhiều hơn về tự tử
Gây giảm sút thể lực, nhanh mệt
Do đó, bệnh nhân nên uống đúng thuốc, liều lượng và giờ giấc mà bác sĩ đã nêu rõ trong toa thuốc để hạn chế những nguy cơ nói trên.
Không chỉ dành cho các căn bệnh về hệ thần kinh hay tâm lý, phương pháp tâm lý trị liệu cũng thường được ứng dụng để cải thiện hội chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Xuyên suốt quá trình trị liệu, bác sĩ, chuyên gia sẽ tiếp cận với nguyên nhân gốc gây bệnh và những nhận thức, cảm xúc chưa đúng đắn, từ đó hỗ trợ xóa bỏ chúng khỏi tâm trí của người bệnh.
Sau khi hoàn thành quá trình trị liệu, người bệnh sẽ có những chuyển biến tích cực, nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống theo hướng mới mẻ, lạc quan hơn, đồng thời còn áp dụng một số kỹ năng hữu ích để đối diện với sự khó khăn, chiến thắng áp lực sau này.
Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam rất nổi tiếng với phương pháp trị liệu các triệu chứng tâm lý nói chung và chứng rối loạn lo âu lan tỏa nói riêng được nhiều người tin tưởng lựa chọn trong thời gian qua
NHC Việt Nam khẳng định vị thế là đơn vị trị liệu tâm lý hiệu quả hàng đầu
Nhờ sở hữu liệu pháp chữa bệnh độc quyền cùng với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tâm lý tài giỏi, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, đơn vị đã trị liệu thành công cho hàng nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước, giúp họ có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Bệnh nhân sẽ được trị liệu 1:1 với chuyên gia tâm lý dày dặn kinh nghiệm thực tế
Một điểm đặc biệt chỉ có NHC Việt Nam, đó là không có sự can thiệp lên cơ thể người bệnh hay một loại thuốc đặc trị nào. Quy trình chữa trị đơn giản chỉ là cuộc trò chuyện giữa bác sĩ và bệnh nhân. Hơn nữa, Tâm Lý Trị Liệu NHC còn cam kết hiệu quả rõ rệt chỉ với 1 lần trị liệu duy nhất, không tái phát và không xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ hoặc biến chứng nào.
Đặc biệt, nội dung chi tiết của liệu trình sẽ do các bác sĩ, chuyên gia dày công nghiên cứu, dựa vào kết quả thăm khám ban đầu, nhờ vậy mà có thể triệt tiêu chuẩn xác và dứt điểm căn nguyên ở từng bệnh nhân.
Nếu nghi ngờ chính mình hoặc người thân bị rối loạn lo âu lan tỏa và các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, stress,... muốn được chẩn đoán một cách chuyên nghiệp và chuẩn xác hay có nhu cầu trị liệu theo phương pháp trị liệu tâm lý, bạn có thể tìm đến Trung tâm Tâm Lý Trị Liệu NHC Việt Nam, ở các địa chỉ sau:
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:
Cơ sở 1: Số 11 Ngõ 83 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội (Xem bản đồ )
Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ )
Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
(Xem bản đồ )
Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
(Xem bản đồ )
Hotline: 096 589 8008
Website: tamlytrilieunhc.com
Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
Fanpage: FB.com/tamlytrilieuNHC/
Song song với việc sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ và trị liệu tâm lý, khi ở nhà bệnh nhân cũng cần có những cách thức, bài tập bổ trợ cho quá trình trị bệnh đạt kết quả khá quan trong thời gian ngắn nhất. Ví dụ như:
Học cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi
Rèn luyện thể dục từ 30-45 phút/ngày
Nói chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè nhiều hơn
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, nhiều rau,...
Tránh xa rượu bia, thuốc lá, hạn chế uống cà phê
Học 1 bộ môn thư giãn, như: yoga, thiền định, massage,...
Tập đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ngủ đủ giấc
Học cách điều hòa tâm trạng
Tìm kiếm một vài sở thích mới
Không nên đánh giá vội vàng, nhìn vào mặt tích cực của vấn đề
Tập thói quen viết nhật ký để theo dõi những đổi mới ở bản thân
Trải nghiệm các hoạt động tập thể, giúp ích cho cộng đồng
Rối loạn lo âu lan tỏa tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu người bệnh chủ quan không sớm can thiệp. Tốt nhất cần sớm tìm đến sự giúp đỡ từ chuyên gia, tránh để bệnh trở nặng, cản trở quá trình chữa lành.
Có thể bạn quan tâm:
Top 6 địa chỉ khám & trị rối loạn lo âu ở TpHCM: uy tín nhất
5 Địa chỉ điều trị rối loạn lo âu tại Hà Nội uy tín tốt nhất