Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em và 3 Cách can thiệp hiệu quả

Tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở trẻ em ngày một tăng cao, đặc biệt là trong những nhiều năm trở lại đây. Các biểu hiện của bệnh thường bị hiểu lầm là cảm xúc buồn chán thông thường, nhưng nếu trở nặng theo thời gian và không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho cuộc sống của trẻ.
 

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em là hội chứng rối loạn tâm lý khiến cho các em cảm thấy buồn chán kéo dài, khó hòa nhập với mọi người xung quanh, thậm chí là nghĩ đến và thực hiện hành vi tự tử. Bệnh còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ, do đó, cần được can thiệp sớm và điều trị kịp thời để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Trẻ em thường có những dấu hiệu buồn bã, mệt mỏi, tự cô lập bản thân

Trầm cảm ở trẻ em có một số sự khác biệt so với trầm cảm ở người lớn, có thể nêu một vài triệu chứng nổi bật như là:

  • Cơ thể xuất hiện những cơn đau, như: đau đầu, đau bụng, đau ngực

  • Thường xuyên tức giận, cau có, khóc lóc, la hét

  • Mất ngủ triền miên, khó ngủ, ngủ không sâu giấc

  • Biếng ăn hoặc ăn nhiều một cách bất thường

  • Khó tập trung và đưa ra quyết định

  • Cơ thể thường hay mệt mỏi, ủ rũ, đau đầu dai dẳng

  • Chán ghét mọi thứ, luôn cảm thấy bị bỏ rơi

  • Không còn hứng thú với những điều yêu thích trước đây

  • Liên tục nghĩ đến cái chết, làm đau chính mình hoặc tử sát

  • Học tập sa sút, nhạy cảm khi nói đến điểm số, thành tích

  • Có xu hướng xa lánh mọi người, luôn muốn ở 1 mình

  • Quậy phá, chống đối bố mẹ, trốn học, trộm cắp, lập băng nhóm, chơi với bạn xấu

Trầm cảm ở trẻ em có những dạng nào?

Dưới đây là các dạng trầm cảm ở trẻ em thường gặp:

 

1. Rối loạn trầm cảm chủ yếu

Đây là một dạng trầm cảm kéo dài trên 2 tuần và xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là trẻ em ở lứa tuổi dậy thì. Một số biểu hiện đặc trưng, có thể kể đến như luôn buồn bã, mất ngủ, đau nửa đầu, mệt mỏi, suy giảm khả năng tập trung, chán ăn, liên tục nghĩ về cái chết,...
 

2. Rối loạn tâm trạng hỗn hợp

Dạng trầm cảm này thường khởi phát ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi với tần suất 3 lần/tuần. Các triệu chứng tiêu biểu như người hay cáu gắt khó chịu, bộc phát hành vi chống đối, quá khích, có xu hướng tự làm tổn thương bản thân và mọi người xung quanh.

Hiện tượng rối loạn tâm trạng hỗn hợp có thể bắt nguồn từ sự bất công, áp lực mà trẻ phải chịu đựng trong suốt một khoảng thời gian dài.
 

3. Rối loạn sắc khí

Rối loạn khí sắc là dạng trầm cảm ở trẻ em khá hiếm gặp và đi kèm với các biểu hiện như ù tai, đau đầu, mất ngủ, không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, uể oải, bi quan, chán nản,... Thời gian mắc bệnh có thể lên đến 5 năm.
 

Nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng trầm cảm ở trẻ em, nhưng phổ biến nhất là những yếu tố sau đây. Đó là:

  • Áp lực học tập: Trẻ cảm thấy áp lực, căng thẳng vì những mục tiêu học tập do bố mẹ đặt ra và nảy sinh cảm giác tự ti, lo sợ bị la mắng, đánh đòn,... khi không hoàn thành các tiêu chuẩn đó.

  • Bị áp đặt quá mức: Cha mẹ kiểm soát con cái quá mức trong việc học, vui chơi, kết bạn, hành vi,... có thể gây cho trẻ cảm giác khó chịu, bất công.

  • Bạo lực học đường: Nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hoảng loạn, ám ảnh sau khi bị bắt nạt ở trường.

  • Gia đình không hạnh phúc: Bố mẹ cãi vã thường xuyên, xa cách hay ly hôn,... cũng là một trong những nguyên nhân gây nên trầm cảm ở trẻ.

  • Thay đổi môi trường sống: Trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi với một môi trường sống khác hoàn toàn, phải làm quen với những người bạn mới,... sẽ dễ mắc chứng trầm cảm.

  • Di truyền: Trẻ sinh ra và lớn lên trong gia đình có người từng bị bệnh trầm cảm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần bình thường.

Trầm cảm ở trẻ em xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là độ tuổi dậy thì

Hậu quả nghiêm trọng của bệnh trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm là loại bệnh tâm lý được xếp vào hạng “đặc biệt nghiêm trọng” đối với trẻ em. Hội chứng có thể ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày của trẻ. Cụ thể:

  • Tâm lý bất ổn định: Trẻ em mắc bệnh trầm cảm thường sẽ ủ rũ, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, dễ cáu kỉnh, tự làm bản thân tổn thương, thậm chí là nghĩ đến việc tự kết liễu.

  • Rối loạn giấc ngủ: Trẻ em mắc bệnh trầm cảm thường có biểu hiện mất ngủ, không thể ngủ ngon và sâu giấc, liên tục quấy khóc vào ban đêm

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Trẻ em mắc bệnh trầm cảm có thể chán ăn hoặc ăn một cách mất kiểm soát, dẫn đến tình trạng sụt cân hoặc tăng cân nhanh chóng

  • Khó tập trung, trí nhớ suy giảm: Trẻ em mắc bệnh trầm cảm sẽ khó tập trung hoặc ghi nhớ một sự việc hay vấn đề nào đó hơn các bạn bình thường

  • Chậm phát triển: Trẻ em mắc bệnh trầm cảm sẽ chậm đi, chậm đứng, chậm nói,... hơn bạn bè đồng trang lứa, không bị bệnh.

  • Giao tiếp kém: Trẻ em mắc bệnh trầm cảm thường sẽ khép mình lại, tự cô lập, không muốn gặp gỡ hay trò chuyện với người lạ, thậm chí là ông bà, bố mẹ, bạn thân,...

3 Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em

Những phương pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em khá giống với người lớn, đều sử dụng thuốc đặc trị và tâm lý trị liệu. Tuy nhiên, có sự khác nhau ở sự chăm sóc, quan tâm của bố mẹ, người thân.
 

1. Sự quan tâm, chăm sóc từ bố mẹ

Trẻ em mắc hội chứng này rất dễ bị tác động từ gia đình và môi trường xung quanh. Vì thế, ông bà, bố mẹ cần hiểu rõ về bệnh và từng bước tìm hiểu, nghiên cứu những cách đúng để chăm lo, yêu thương trẻ. Các giải pháp này cũng phần nào giúp giảm bớt mức độ trầm trọng của cho bệnh. Chẳng hạn như:

  • Trò chuyện, tâm sự với trẻ nhiều hơn

  • Không nên tạo áp lực về thành tích học tập

  • Nghiên cứu, xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh

  • Rèn luyện cho trẻ lối sống tích cực, đi ngủ đúng giờ

  • Khuyến khích trẻ vận động, vui chơi và kết bạn

  • Ủng hộ, tạo điều kiện cho những sở thích của trẻ

  • Quan tâm nhiều hơn đến vòng tròn bạn bè, các mối quan hệ của trẻ

Sự quan tâm, thương yêu của bố mẹ có thể làm thuyên giảm bệnh trầm cảm thể nhẹ

2. Sử dụng thuốc chống trầm cảm

Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng ngăn chặn quá trình tái hấp thu của các chất dẫn truyền thần kinh và chúng được giữ lại tạm thời trong đoạn nối giữa các dây thần kinh. Từ đó, có thể cải thiện khả năng kết nối giữa các tế bào thần kinh, củng cố mạch máu não và cân bằng tâm trạng.

 

Nên sử dụng đúng thuốc, đúng liều theo toa của bác sĩ

Vì thuốc điều trị trầm cảm cần vài tuần hoặc vài tháng để phát huy tối đa công hiệu, do đó, người bệnh phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ, như:

  • Ngủ li bì hoặc mất ngủ, khó ngủ

  • Cơ thể suy nhược, đau nhức

  • Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột

  • Suy giảm trí nhớ

  • Nghĩ đến tự tử nhiều hơn

  • Tái phát khi bỏ thuốc

  • Lờn thuốc, buộc phải sử dụng liên tục hoặc tăng liều

3. Tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý trị liệu được nhiều chuyên gia, bác sĩ đánh giá là “giải pháp vàng” cho việc loại bỏ trầm cảm ở trẻ em một cách an toàn, tự nhiên và toàn diện. Do đó, phương pháp này hiện đang được nhiều bệnh viện, phòng khám,... thúc đẩy và ứng dụng mạnh mẽ. Đặc biệt, vì không có sự can thiệp lên cơ thể trẻ và cũng không cần dùng đến thuốc nên có thể hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh tác dụng phụ hay để lại biến chứng về sau.
 

Trong việc loại bỏ trầm cảm ở trẻ em, các trung tâm tâm lý trị liệu thường áp dụng một loạt các liệu pháp đa dạng và phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng trẻ. Chẳng hạn như tư vấn tâm lý cá nhân nhằm mang đến môi trường an toàn cho trẻ chia sẻ và thảo luận về các vấn đề tâm lý một cách riêng tư với chuyên gia tâm lý. Qua đó, trẻ có thể hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và cách xử lý chúng.
 

Mặt khác tư vấn gia đình giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng tâm lý của con và hỗ trợ bé trong việc xây dựng môi trường gia đình lành mạnh, an toàn. Điều này cũng có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về cách tương tác và hỗ trợ con một cách hiệu quả.

 

Một đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm chữa trị hội chứng trầm cảm ở trẻ em bằng liệu pháp trị liệu tâm lý, đó chính là Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. Nơi đây nhận được rất nhiều sự đánh giá cao và tín nhiệm đến từ khách hàng đã từng thăm khám.

Trung tâm NHC Việt Nam cam kết hoàn tiền 100% nếu phụ huynh không hài lòng với dịch vụ

Mỗi trẻ có những biểu hiện cũng như mức độ nặng nhẹ khác nhau, do đó, các bác sĩ, chuyên gia của trung tâm sẽ dựa vào kết quả thăm khám để xây dựng một lộ trình trị liệu tâm lý cụ thể và phù hợp nhất.

 

Khi hoàn thành liệu trình tại Trung tâm, trẻ sẽ trải qua những thay đổi tích cực đáng kể trong tâm trạng và tinh thần. Bên cạnh đó, cảm giác yêu thương và quan tâm đối với bản thân cũng được kích thích, giúp trẻ học cách chăm sóc và tự đặt ra giá trị cho chính mình. Điều này cung cấp một nền tảng vững chắc để bé tự tin hơn trong cuộc sống. Đồng thời, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cam kết trở thành “bạn đồng hành” để hỗ trợ tốt nhất đến khi trẻ hết bệnh hoàn toàn, ổn định tâm lý và hòa nhập với bố mẹ, bạn bè,...

 

Hơn nữa, trẻ được trang bị những kỹ năng quản lý cảm xúc và xử lý stress một cách hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua các phương pháp và kỹ thuật đa dạng, bé sẽ học được cách nhận biết và điều chỉnh cảm xúc của mình, từ đó giảm bớt căng thẳng và ổn định tinh thần hơn.
 

Tập thể y bác sĩ, chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản ở Trung tâm đều có kiến thức chuyên môn vững chắc, kinh nghiệm thâm niên và đã trị liệu thành công cho hàng nghìn trẻ em trầm cảm. Vì vậy gia đình có thể yên tâm tuyệt đối khi lựa chọn nơi đây để gửi gắm con mình.
 

Đặc biệt, Trung tâm NHC Việt Nam tự tin cam kết với các phụ huynh về trị liệu dứt điểm, tận gốc và triệt để, không sử dụng viên thuốc hay liệu pháp khác trong quá trình can thiệp, không để lại biến chứng hay tác dụng phụ sau liệu trình, an toàn và hiệu quả cao,...

Chuyên gia tại NHC luôn tận tâm và nhiệt tình hỗ trợ khách hàng chữa lành tâm bệnh

Như vậy, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam không chỉ giúp trẻ em vượt qua trầm cảm mà còn giúp các em phát triển một cách toàn diện, đem đến nhiều sự tự tin và hạnh phúc trong cuộc sống.
 

Nếu phát hiện con em mình có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm và muốn theo đuổi phương pháp tâm lý trị liệu, bạn có thể liên hệ với Trung tâm Tâm Lý Trị Liệu NHC Việt Nam, thông qua các phương thức sau:
 

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

  • Cơ sở 1: Số 11 Ngõ 83 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội (Xem bản đồ )

  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ )

  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

  • (Xem bản đồ )

  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

  • (Xem bản đồ )

  • Hotline: 096 589 8008

  • Website: tamlytrilieunhc.com

  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

  • Fanpage: FB.com/tamlytrilieuNHC/
     

Tham khảo thêm:

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay3,833
  • Tháng hiện tại20,288
  • Tổng lượt truy cập1,604,446
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây