Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Những hệ luỵ có thể bạn chưa biết

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không vốn không phải là một câu hỏi khó trả lời. Thực tế cho thấy trầm cảm không chỉ gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động trực tiếp đến thể chất, gia tăng nguy cơ nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như tim mạch hay tiêu hóa. Người mắc bệnh trầm cảm nếu không được hỗ trợ kịp thời còn dẫn đến hành vi tự sát nên tuyệt đối không được chủ quan.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Bệnh trầm cảm vốn không còn là một cụm từ xa lạ trong những năm gần đây với tỷ lệ bệnh nhân ngày càng tăng, bắt gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trẻ. Nguyên nhân gây trầm cảm vô cùng đa dạng và phức tạp, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như sống trong môi trường nhiều tiêu cực,bị bạo hành thể chất và tâm lý hoặc vừa trải qua chấn thương về tinh thần..

Bệnh trầm cảm có tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống mỗi người 

Cần hiểu rằng, trầm cảm vốn không phải trạng thái buồn bã bình thường. Đó là sự tuyệt vọng, u uất, não nề dai dẳng, trống rỗng khiến họ không còn bất cứ hứng thú gì trong cuộc sống, cảm giác như đang đứng dưới một vũng bùn lầy nhớp nháp, càng cố vùng vẫy thì càng lún sâu hơn. 

 

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không vốn không phải một câu hỏi khó trả lời bởi có vô vàn những thông tin về căn bệnh này xuất hiện mỗi ngày. Chính các chuyên gia cũng khẳng định trầm cảm có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, tác động đến mọi khía cạnh trong đời sống, đảo lộn hoàn toàn tương lai, dự định của người bệnh. 

 

Một thống kê cho thấy, Việt Nam có đến hơn 30.000 người mỗi năm tự tử vì “kẻ sát thủ thầm lặng” mang tên trầm cảm. Tỷ lệ này còn cao gấp 4 lần số người mất vì tai nạn giao thông. Và trong đó, không phải ai cũng có thể phát hiện bản thân đang rơi vào trầm cảm; mặt khác số người rơi vào rối loạn trầm cảm tái diễn cũng rất cao.
 

Sự đảo lộn về thói quen, lối sống cũng khiến tư duy và hành vi của người trầm cảm bị ảnh hưởng theo. Họ lo lắng hơn, căng thẳng hơn, tiêu cực hơn, dễ có những hành vi bốc đồng rất khó kiểm soát. Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không thì câu trả lời chắc chắn là có, thậm chí những hành vi của họ còn gây nguy hiểm đến cả những người xung quanh.

 

Rối loạn trầm cảm dai dẳng không chỉ làm suy giảm sức tinh thần mà còn có mối liên quan mật thiết đến các khía cạnh khác như thể chất, các mối quan hệ, các dự định tương lai của người bệnh. Do đó tuyệt đối không được chủ quan với các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến trầm cảm  để có hướng can thiệp càng sớm càng tốt.

Những hệ lụy gây ra từ trầm cảm 

Nhiều người thường cho rằng trầm cảm chỉ gây ảnh hưởng về mặt tinh thần, nghĩa là người bệnh chỉ có những cảm xúc tiêu cực, không vui vẻ, não nề nên cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, trầm cảm có thể làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của một người, thậm chí là “giết chết” chính họ nếu không được điều trị.

Vậy bệnh trầm cảm có nguy hiểm không và gây ra hệ lụy như thế nào?

Những hệ lụy về tinh thần 

Trầm cảm là căn bệnh về tâm trí và không phải ai cũng có thể nhìn nhận được. Chẳng hạn như người trầm cảm cười, trước mặt những người khác họ vẫn luôn cười nói vui vẻ nhưng khi chỉ có một mình, họ cảm thấy đau đớn như hàng ngàn mũi kim châm. Sự tụt giảm về năng lượng tâm trí khiến họ không thể tập trung làm bất cứ việc gì, làm gì cũng sai lầm và những điều này lại càng khiến họ đau khổ hơn.

Trầm cảm khiến tinh thần của người bệnh không còn tỉnh táo, không nhìn nhận được những vấn đề đúng đắn trong cuộc sống 

Bệnh trầm cảm có thể gây ra nhiều nguy hiểm bởi những cảm xúc tiêu cực đã dần xâm chiếm hoàn toàn tâm trí khiến họ không thể nhìn nhận điều gì đúng đắn. Một chiếc lá rơi cũng khiến tâm hồn nhạy cảm trở nên đau lòng, cảm thấy như tất cả mọi thứ đều đang quay lưng với mình. 

 

Không phải vết thương nào cũng có thể nhìn thấy, không phải nỗi đau nào cũng dễ dàng dãi bày. Càng dấu diếm, tâm trí của bạn lại càng như một mảnh đất bị xói mòn, không đủ dinh dưỡng để ươm mầm bất cứ một hạt giống nào. Càng tưới nước nhưng không đúng cách, mảnh đất đó lại càng bị thoái hóa nhiều hơn.

Tinh thần não nề, u uất khiến người bệnh không thể hoàn thành công việc hay có kết quả học tập tốt, ngày càng mất tự tin về bản thân. Họ không ngừng tự trách cứ bản thân, cảm thấy có lỗi, lòng tự trọng dần suy giảm. Dần dần họ không nhìn nhận được giá trị của chính mình, tự cho rằng sự tồn tại của mình là dư thừa và có xu hướng tự sát để giải thoát cho chính mình.

Tâm trí người bệnh trầm cảm thực sự như một đám mây mù khiến họ không thể nhìn nhận bất cứ điều gì đúng đắn mà chỉ lạc bước vào vùng nhiễu động không khí có đầy nguy hiểm. Dù người khác nói gì họ cũng chỉ thấy vô nghĩa, vô vọng, sáo rỗng. Bởi thế việc trò chuyện và giúp đỡ người trầm cảm cần phải có chuyên môn, có sự chân thành, đúng cách mới đủ sức để tác động đến tinh thần họ.

Những hệ lụy về thể chất 

Thể chất và tinh thần là hai khía cạnh có mối quan hệ mật thiết với nhau không tách rời. Khi bạn cảm thấy buồn bã, cơ thể cũng dường như không có năng lượng, uể oải và không muốn làm bất cứ điều gì. Ngược lại khi có một sức khỏe tốt, dường như bạn cũng nhanh chóng lấy lại cho tâm trí hơn.

Trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý và huyết áp và tim mạch nghiêm trọng 

Nhiều người nhầm tưởng bệnh trầm cảm chỉ gói gọn trong khía cạnh tinh thần nhưng trên thực tế, các tác động nó có thể gây ra trên thể chất thậm chí còn nguy hiểm hơn. Chẳng hạn

  • Gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch: lo lắng và stress kéo dài sẽ làm sản sinh cortisol và epinephrine khiến động mạch yếu dần, hình thành các mảng bám bên trong làm chậm quá trình tuần hoàn máu đến tim. Bởi thế những người mắc trầm cảm nặng kéo dài có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nguy hiểm hơn là đột quỵ nên tuyệt đối không được chỉ quan. 

  • Thay đổi cân nặng bất thường: người mắc trầm cảm có hai xu hướng là ăn quá nhiều hoặc chán ăn, không muốn ăn, điều này khiến cân nặng của họ thay đổi bất thường. Dù tăng/ giảm cân một cách đột ngột đều gây ra rất nhiều tác động xấu đến sức khỏe của cơ thể.

  • Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, ngủ hay gặp ác mộng, thèm ngủ quá mức cũng là các dấu hiệu đặc trưng của trầm cảm. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi năng lượng mỗi ngày, đảm bảo hoạt động của các cơ quan nên nếu chất lượng giấc ngủ kém sẽ khiến sức khỏe đi xuống chỉ trong thời gian ngắn. Bởi thế với câu hỏi bệnh trầm cảm có nguy hiểm không thì đáp án chắc chắn là có. 

  • Gia tăng nguy cơ các vấn đề về tiêu hóa: stress có thể sản sinh nhiều hormone làm tổn thương hệ tiêu hóa và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày hay bệnh Crohn.. Việc tăng/ giảm cân đột ngột cũng gây ra các các tác động khiến hệ tiêu hóa suy yếu hơn.

  • Nhức đầu: thiếu ngủ, thiếu dinh dưỡng, tâm trí không được thả lỏng chính là nguyên nhân khiến những người mắc trầm cảm thường thấy đau đầu, choáng váng, dễ mất tập trung. 

  • Đau nhức xương khớp: các nghiên cứu đã chỉ ra trạng thái căng thẳng, stress kéo dài thường gặp trong trầm cảm có thể gây ra tình trạng căng cơ, đau nhức cơ, đau nhức xương khớp và khiến cơ thể ít linh hoạt hơn.

  • Tăng nguy cơ ung thư: bệnh trầm cảm có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư vô cùng nguy hiểm nếu không có hướng can thiệp kịp thời.

 

Bên cạnh đó những người có sức khỏe thể chất không tốt, đang mắc hay điều trị các bệnh lý nguy hiểm khác, chẳng hạn như ung thư nếu mắc đồng thời trầm cảm thì tình trạng sức khỏe cũng suy giảm nhanh chóng. Thậm chí nhiều bệnh nhân còn từ chối tiếp tục điều trị và có hành vi tự sát vì suy nghĩ cho rằng mình chính là gánh nặng của gia đình. 

Trầm cảm ảnh hưởng đến ngoại hình 

Rụng tóc, nổi mụn, da sạm đi, vóc dáng thay đổi, không có thần sắc chính là những biểu hiện chung về ngoại hình ở những người mắc trầm cảm. Một số người bệnh còn tự nhốt mình trong phòng không muốn gặp ai, đầu tóc luôn bù xù, không muốn tắm rửa, quần áo luộm, thuộm. Để đến một lúc nào đó, khi nhìn vào gương, chính họ cũng không nhận ra bản thân là ai.

Người trầm cảm luôn trong trạng thái hốc hác, xơ xác và không có sức sống 

Những ảnh hưởng nguy hiểm của trầm cảm không chỉ là thể chất, sức khỏe mà có thể là cả vẻ bề ngoài, điều này khiến họ càng thêm tự ti. Đặc biệt với phụ nữ, với những người yêu thích cái đẹp nếu bị ai đó nhắc nhở, chê bai về ngoại hình sẽ càng thêm đau khổ, trốn tránh mọi người và có nhiều suy nghĩ tai hại khác.

Trầm cảm ảnh làm thay đổi tương lai 

Có người vì trầm cảm mà bỏ lỡ việc du học còn đang dang dở, vì trầm cảm mà phải nghỉ việc dù đang trên đà thăng tiến rất tốt. Có người vì trầm cảm mà chia tay với người mình yêu, đã nghỉ chơi với người bạn tốt nhất. Có người đang có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ ở thành phố nhưng vì trầm cảm mà quyết định bỏ hết tất cả để về một vùng quê hẻo lánh sinh sống.

Trầm cảm làm thay đổi hoàn toàn tương lai, cướp đi sự sống của rất nhiều người 

Trạng thái u uất, tuyệt vọng, tiêu cực ở người trầm cảm khiến họ có những hành vi, quyết định không thể lường trước. Chính những cảm xúc tiêu cực đã điều khiển toàn bộ tư duy và làm thay đổi tương lai của chính bản thân họ. Thậm chí nguy hiểm hơn, bệnh trầm cảm còn khiến nhiều người có hành vi tự sát và mãi mãi không còn trên cõi đời này.

 

Cuộc sống, tương lai của một người có thể thay đổi chỉ trong 1s và người trầm cảm luôn hành động nhanh hơn thời gian mà chúng ra suy nghĩ. Các hành vi tự sát của người trầm cảm đều đã được họ sắp xếp, có dự định trước nhưng luôn hành động một cách đột ngột mà không có bất cứ cảnh báo nào. 

 

Tất nhiên, khi đã được điều trị trầm cảm, tương lai của nhiều người vẫn thay đổi nhưng là theo chiều hướng tốt hơn. Có người chuyển từ công việc kinh doanh đầy áp lực để trở thành nhà trị liệu tâm lý để giúp đỡ mọi người; có người biết chấp nhận những gì đang có, hài lòng với bản thân để cười nhiều hơn mỗi ngày, có người tiếp tục con đường học vấn và ngày càng thành công hơn.

Phòng ngừa nguy cơ mắc trầm cảm 

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn luôn là có. Một thực trạng đáng buồn hiện nay chính là cho dù các thông tin về trầm cảm như dấu hiệu, nguyên nhân hay những hệ lụy kèm theo nhưng tỷ lệ số người mắc vẫn có chiều hướng tăng lên không ngừng. Không ít các trường hợp học sinh nhảy lầu vì áp lực gia đình chính là một hồi chuông cảnh báo mọi người cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn.

Xây dựng một lối sống lành mạnh giúp phòng tránh nguy cơ trầm cảm hiệu quả 

 

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, mỗi người cần chú ý đến những vấn đề sau

  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tích cực hằng ngày. Chẳng hạn ăn uống đủ bữa, ngủ đủ 8 tiếng, thư giãn cơ thể hay vận động mỗi ngày đều giúp ích cho cả thể chất và tinh thần

  • Dành thời gian thư giãn, xoa dịu tâm trí hằng ngày, không để những cảm xúc tiêu cực tích tụ lâu ngày bằng những biện pháp đơn giản như ngủ đủ giấc, đọc sách, tắm với nước ấm, xông hơi với tinh dầu, nghe nhạc, viết lách hay trò chuyện với bạn bè

  • Học cách kiểm soát tinh thần, bĩnh tĩnh trước mọi tình huống để cân bằng tâm trí, tránh rơi vào rối nhiễu khi phải đối phó với căng thẳng. Thiền định có thể giúp ích trong quá trình rèn luyện sức khỏe tâm trí, kết nối với bản thân để hiểu rõ chính mình hơn, phòng tránh bệnh trầm cảm và các hệ lụy nguy hiểm không mong muốn hiệu quả. Đặc biệt với những người có tính cách nhạy cảm, người đang trong giai đoạn căng thẳng, người vừa trải qua những cú sốc tâm lý rất nên tham khảo liệu pháp này. 

  • Mở lòng và chia sẻ, cho bản thân nhiều cơ hội để thay đổi và phát triển. Bạn không nói ra bạn đau, không ai có thể biết bạn đang đau đớn để giúp đỡ. Trung thực với cảm xúc của bản thân cũng là cách yêu thương và giúp đỡ chính mình 

  • Nhìn nhận các vấn đề xảy ra theo nhiều chiều hướng, một cách cửa đóng lại chắc chắn sẽ có cánh cửa khác mở ra. Chỉ cần chúng ta không ngừng cố gắng, không ngừng hy vọng, không ngừng bao dung và nhân hậu thì chắc chắn cuộc sống không bao giờ quay lưng với chúng ta. 

  • Để phòng tránh những hệ lụy nguy hiểm từ bệnh trầm cảm, một chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau củ, trái cây, các nhóm chất lành mạnh và không lạm dụng bia rượu, chất kích thích cũng có thể rất hữu ích

  • Kết nối với bản thân, tôn trọng và yêu thương mình, không ngừng rèn luyện để nâng cao giá trị ngay cả khi đã từng thất bại. 

Những người đang cảm thấy bản thân có vấn đề không ổn về mặt tâm lý, cảm xúc cũng nên chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ, tránh để tình trạng nghiêm trọng hơn. Hiện nay các trung tâm tâm lý trị liệu tại TPHCM, Hà Nội hay các tỉnh thành lớn trong nước cũng đã xuất hiện nhiều hơn, chất lượng hơn, chuyên nghiệp hơn nên bất cứ ai cũng có thể tìm đến tham khảo khi có nhu cầu,

 

Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc tâm lý có địa chỉ tại cả Hà Nội và TPHCM. Trung tâm hiện cung cấp các dịch vụ trị liệu tâm lý, chữa lành tâm bệnh bằng các liệu pháp khoa học, được nghiên cứu chuyên sâu chính là ngôn ngữ lập trình tư duy NLP cùng các quy luật bất biến từ vũ trụ. Tinh thần người mắc trầm cảm được phục hồi một cách hoàn toàn tự nhiên, không dùng thuốc nên không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào trong suốt quá trình trị liệu. 

Trung tâm tâm lý trị liệu NHC là nơi bạn có thể tìm đến khi cảm thấy sức khỏe tinh thần không ổn, đang trải qua những khó khăn về tâm trí để được hỗ trợ kịp thời 

 

Thế mạnh của Tâm lý trị liệu NHC chính là đội ngũ chuyên gia tâm lý có chuyên môn cao, am hiểu về tâm lý con người và luôn hết lòng vì thân chủ. Các chuyên gia sẽ dành thời gian để chia sẻ, làm quen, xây dựng lòng tin với khách hàng, từ đó kết nối vào sâu bên trong tâm trí, tìm chính xác gốc rễ nhưng tổn thương để loại bỏ nó hoàn toàn. Chỉ khi đó, khách hàng mới thực sự tìm thấy sự thoải mái, nhẹ nhàng, bình yên và hướng về tương lai tươi đẹp phía trước.

 

Các liệu pháp được Trung tâm NHC sử dụng đều được công nhận về mặt khoa học và đã được ứng dụng thành công trên thế giới trong lĩnh vực tâm lý. Lộ trình trị liệu tại đây thường diễn ra trong 21 ngày với 7 ngày làm việc trực tiếp với chuyên gia và 14 ngày thực hành chữa lành từ xa dưới sự hướng dẫn từ nhà trị liệu. Trung tâm cam kết mang đến cho khách hàng kết quả rõ rệt về tinh thần, tâm lý từ lộ trình đầu tiên.

 

Rất nhiều khách hàng đã và đang trị liệu trầm cảm tại Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam và đều có phản hồi tích cực. Họ ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn, tinh thần thoải mái hơn, vui vẻ hơn, cảm nhận được sức sống tràn trề xuất hiện trong cơ thể mỗi ngày. Họ từ tìm được cách giải quyết vấn đề cho chính mình, tin tưởng vào bản thân và không ngừng cố gắng hơn để tạo ra tương lai tốt đẹp ở phía trước. 

Tâm lý trị liệu NHC cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho khách hàng

 

Không chỉ những người mắc trầm cảm hay các rối loạn tâm lý mà ngay chính chúng ta - những người có sức khỏe tinh thường vẫn có thể gặp gỡ các chuyên gia tâm lý để hiểu hơn về bản thân mình, đánh thức sức mạnh tiềm tàng bên trong hay học cách ứng phó với căng thẳng. Trung tâm NHC luôn chào đón khách hàng đến với hành trình khai phá bản thân, xoa dịu đứa trẻ bên trong để có cuộc sống tâm an hạnh phúc. 

 

Với câu hỏi “Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?” đáp án chắc chắn là có nên mỗi người cần nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân hơn. Duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ, giải quyết sớm những căng thẳng chính là biện pháp để phòng tránh nguy cơ mắc trầm cảm và các vấn đề rối nhiễu tinh thần khác. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Thống kê
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay8,076
  • Tháng hiện tại73,954
  • Tổng lượt truy cập1,562,776
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây