Viêm Da Cơ Địa: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm da cơ địa là một bệnh khiến da bị mẩn đỏ, ngứa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Đây là bệnh mãn tính và có thể đi kèm các cơn hen suyễn hoặc dị ứng phấn hoa. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì? Có những biện pháp khắc phục nào hiệu quả? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Viêm da cơ địa là gì? Các triệu chứng nhận biết

Viêm da cơ địa, còn gọi là chàm hay eczema, là một bệnh lý da mãn tính thường xuất hiện ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Bệnh này đặc trưng bởi các triệu chứng như ngứa, viêm đỏ, khô da và đôi khi là mụn nước.

Dưới đây là các triệu chứng của viêm da cơ địa thường gặp:

  • Ngứa: Tình trạng này sẽ, gây khó chịu và càng nặng hơn vào ban đêm, khiến người bệnh khó ngủ và dẫn đến việc gãi nhiều, làm tổn thương da và nhiễm trùng.

  • Da khô và bong tróc: Da bị viêm da cơ địa thường rất khô, dễ bong tróc và mất nước dẫn tới sần sùi và nứt nẻ.

  • Phát ban: Thường xảy ra nhiều nhất ở mặt, cổ, khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, mắt cá chân và vùng quanh mắt. Phát ban thường có màu đỏ và có thể bị sưng.

  • Sưng và rỉ dịch: Trong giai đoạn cấp tính, vùng da bị tổn thương có thể sưng lên và rỉ dịch, tạo thành các mụn nước nhỏ. Khi vỡ ra sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Dày da và sần sùi: Nếu người bệnh thường xuyên gãi, có thể khiến da trở nên dày hơn và sần sùi.

  • Nứt nẻ da: Da khô và mất độ ẩm có thể dẫn đến nứt nẻ, đặc biệt ở các khu vực như bàn tay, bàn chân và ngón tay.

  • Nhiễm trùng da: Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sưng, đau, mủ, sốt, cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính, xuất hiện triệu chứng viêm đỏ, ngứa

Nguyên nhân viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa thường xuất phát do những nguyên nhân sau:

  • Yếu tố di truyền: Nếu người thân trong gia đình mắc eczema, thường có nguy cơ cao di truyền cho đời con, cháu.

  • Phản ứng dị ứng và dị ứng tiếp xúc: Môi trường và các chất gây kích ứng như hóa chất, bột, mỹ phẩm, thuốc, thậm chí cả thức ăn có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người bệnh, dẫn đến viêm da.

  • Yếu tố môi trường: Khí hậu khô hanh, lạnh hoặc nhiều bụi có thể làm tổn thương da và khiến người bệnh dễ bị viêm.

  • Sự suy giảm của lớp lipid bảo vệ: Lớp lipid trên bề mặt da có vai trò quan trọng trong việc giữ cho da ẩm và bảo vệ chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây kích ứng. Khi lớp này bị suy giảm, da sẽ dễ bị viêm.

  • Các vấn đề về hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch yếu có thể khiến da dễ bị tổn thương.

  • Stress và căng thẳng: Các tình trạng tinh thần căng thẳng, lo lắng có thể làm tăng nguy cơ phát triển eczema hoặc làm tăng tình trạng viêm da.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, chẩn đoán kỹ càng nhất. Hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu bạn thấy các dấu hiệu nhiễm trùng da, như:

  • Đau, sưng hoặc nóng xung quanh chỗ phát ban.

  • Vệt đỏ kéo dài từ chỗ phát ban.

  • Dịch mủ chảy ra từ vết thương.

  • Sốt.

Nếu bệnh kéo dài quá lâu kèm triệu chứng sốt, người bệnh nên đến gặp bác sĩ

Chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa

Chẩn đoán bệnh viêm da thường dựa vào các yếu tố sau:

Khám lâm sàng và hỏi tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng trên da của bệnh nhân và hỏi về triệu chứng cụ thể mà họ đang gặp phải. Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình để xác định liệu có yếu tố di truyền nào tác động hay không.

  • Khi nào thấy có các triệu chứng của viêm da cơ địa?

  • Triệu chứng của bạn bao gồm những gì?

  • Tiền sử có bị viêm da cơ địa hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác không?

  • Gia đình có ai bị viêm da cơ địa hoặc các vấn đề da khác không?

Xét nghiệm: Một số xét nghiệm có thể được thực hiện để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và đánh giá độ nặng của bệnh, bao gồm xét nghiệm da, dị ứng hoặc xét nghiệm sinh hóa.

Điều trị viêm da cơ địa

Dưới đây là các cách phòng ngừa và điều trị viêm da cơ địa mà người bệnh có thể tham khảo.

Điều trị tại nhà

Dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm bớt triệu chứng viêm da cơ địa:

  • Duy trì da ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi, không chứa hóa chất gây kích ứng để giữ cho da luôn ẩm và tránh tình trạng da khô, mất nước.

  • Tránh các chất kích ứng: Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất trong các sản phẩm làm đẹp, bột, mỹ phẩm và thuốc dùng ngoài da.

  • Tắm bằng nước ấm: Tránh tắm nước nóng, thay vào đó hãy sử dụng nước ấm và tắm trong thời gian ngắn để tránh làm khô da.

  • Chăm sóc da đúng cách: Sử dụng sữa rửa mặt và sản phẩm chăm sóc da dành cho da nhạy cảm và dễ kích ứng.

  • Giảm stress: Thực hành các phương pháp giảm stress như thiền, yoga hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí để tinh thần được thoải mái nhất có thể.

  • Chăm sóc da nhưng tránh gãi: Tránh gãi và cọ vùng da bị viêm vì điều này có thể làm tổn thương da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Kiểm soát môi trường: Sử dụng máy lọc không khí và duy trì độ ẩm trong nhà để giảm bớt tác động của môi trường khô hanh lên da.

  • Ăn uống lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn uống cân đối và giàu chất dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm có thể gây kích ứng da.

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm lành tính

Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như sau:

  • Kem bôi giảm ngứa và lành da: Các loại kem hoặc mỡ chứa corticosteroid giúp giảm viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa. Các sản phẩm như Protopic và Elidel cũng có thể sử dụng để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

  • Thuốc chống nhiễm trùng: Các loại kem kháng sinh được sử dụng khi da bị nhiễm khuẩn, vết thương hở hoặc nứt. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh uống để chữa trị nhiễm trùng.

  • Thuốc uống: Trong những trường hợp nặng hơn, thuốc corticosteroid uống như Prednisone có thể được kê đơn để điều trị viêm da cơ địa.

Các liệu pháp điều trị

Ngoài việc sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định, có một số liệu pháp khác có thể giúp giảm các triệu chứng viêm da cơ địa:

  • Băng thuốc: Trong những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp băng thuốc cho vùng bị viêm bằng corticosteroid dạng bôi và băng ướt.

  • Liệu pháp ánh sáng: Đối với những trường hợp bệnh không đáp ứng với thuốc bôi hoặc thường xuyên tái phát, liệu pháp ánh sáng sẽ được áp dụng. Dù mang lại hiệu quả cao nhưng sẽ hạn chế sử dụng ở trẻ nhỏ và không được sử dụng cho trẻ sơ sinh.

  • Liệu pháp tâm lý: Các liệu pháp giúp thư giãn, điều chỉnh hành vi và phản hồi sinh học có thể giúp hạn chế tình trạng gãi và giảm căng thẳng tinh thần.

Liệu pháp ánh sáng sẽ phù hợp với người bệnh ở mức độ nặng

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ phát triển hoặc làm giảm triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa:

  • Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng có thể gây ra cơn phát ban, chẳng hạn như hóa chất trong sản phẩm tẩy rửa, hương liệu và dầu khoáng.

  • Tránh tắm quá lâu hoặc sử dụng nước nóng, vì điều này có thể làm khô da và làm tăng nguy cơ phát ban.

  • Chọn quần áo làm từ chất liệu cotton hoặc các loại vải tự nhiên khác,  tránh loại vải làm từ chất liệu tổng hợp.

  • Sử dụng các sản phẩm giữ vệ sinh cá nhân và chăm sóc da đúng cách để kiểm soát vi khuẩn và nấm trên da.

  • Ăn uống giàu chất xơ và các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể giúp cải thiện sức khỏe da và giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm da cơ địa.

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố môi trường có thể làm kích ứng da, chẳng hạn như khói thuốc lá, hóa chất trong không khí, hoặc bụi.

Trên đây là những thông tin liên quan tới tình trạng viêm da cơ địa mà hiện nay rất nhiều người đang gặp phải. Khi thấy các triệu chứng của bệnh, cần đến ngay các phòng khám để được bác sĩ kiểm tra họ có phương pháp điều trị phù hợp. Mong rằng qua đây, người bệnh sẽ nắm được các biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa để tránh bệnh tái phát.

 

Người bệnh có thể liên hệ với Tổ hợp Y Tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102 theo địa chỉ sau:

 
  • Hà Nội: Số 7 ngõ 8/11 đường Lê Quang đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

  • Hồ Chí Minh: Số 179 đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Lịch làm việc: 8h00 đến 17h30 các ngày Thứ 2 - Chủ nhật.

  • Điện thoại liên hệ: 0888 598 102, 0888 698 102.

  • Website: https://quandan102.com/





 
Liên kết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay3,247
  • Tháng hiện tại20,802
  • Tổng lượt truy cập7,107,789
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây