Trẻ 3 tuổi chậm nói: Nguyên nhân và biện pháp can thiệp

Trẻ 3 tuổi chậm nói có thể xuất phát từ chính việc gia đình thường xuyên bỏ bê, để con sử dụng điện thoại quá nhiều thay vì chơi cùng con. Tuy nhiên nếu trẻ có sự lơ đãng, không nhìn vào mắt cha mẹ, thường vỗ tay lặp lại hoàn toàn có thể là dấu hiệu của tự kỷ nên cần sớm đưa con đi thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Đặc điểm trẻ 3 tuổi chậm nói

Theo cột mốc phát triển tự nhiên, trẻ 3 tuổi thường có vốn ngôn ngữ khoảng 500 – 900 từ, thậm chí là hơn nếu trẻ được tiếp xúc nhiều với con người, sự vật xung quanh. Trẻ hầu như có thể nói rành mạch được một câu hoàn chỉnh, có thể dùng lời nói để thể hiện các nhu cầu cá nhân, có thể nhận diện được những vật quen thuộc trong nhà.

Trẻ 3 tuổi chậm nói tiềm ẩn rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển toàn diện của con 

3 tuổi cũng là giai đoạn khả năng nhận thức và mong muốn khám phá của con đang phát triển mạnh mẽ nhất, trẻ luôn tò mò và hỏi rất nhiều thứ về những điều diễn ra xung quanh. Trẻ nói nhiều hơn, giao tiếp mạnh hơn, có hứng thú làm quen với các bạn đồng trang lứa, có biểu cảm và những phản ứng khá mạnh mẽ.

Thực tế các giai đoạn phát triển của mỗi đứa trẻ hoàn toàn có thể khác nhau, điều này phụ thuộc lớn vào môi trường sống và giáo dục từ gia đình. Tuy nhiên nếu các giai đoạn phát triển của trẻ quá chậm so với những đứa trẻ bình thường, chẳng hạn trẻ 3 tuổi chậm nói, chưa nói được một câu hoàn chỉnh thì phụ huynh cần đặc biệt chú ý.

Một số đặc điểm ở trẻ 3 tuổi chậm nói phổ biến như sau

  • Trẻ có vốn ngôn ngữ hạn hẹp, chỉ có thể nói được từ cơ bản

  • Không thể nói được một câu hoàn chỉnh, tuy nhiên với nhưng câu ngắn con vẫn có thể nói khác tốt 

  • Câu nói ngắn, sắp xếp lộn xộn, thiếu logic khiến người khác không hiểu được

  • Không biết hoặc sử dụng sai đại từ nhân xưng, chẳng hạn không biết phân biệt con/ cha mẹ; anh chị/ em..

  • Vốn từ vựng chỉ dưới 200 từ hoặc thậm chí là ít hơn

  • Trẻ 3 tuổi chậm nói thường ít tò mò với xung quanh, không biết đặt câu hỏi, không bi bô nhiều

  • Khả năng hiểu kém dẫn tới xu hướng không tương tác, không phản ứng lại khi được người khác đưa ra yêu cầu hay đặt câu hỏi

  • Phát âm không tròn vành rõ chữ hoặc khó nghe

  • Do không thể dùng lời nói để thể hiện các nhu cầu cá nhân nên trẻ 3 tuổi chậm nói cũng có xu hướng dễ cáu gắt, khó chịu, kích động chẳng hạn ném đồ đạc khi có mong muốn nào để mà không được người khác hiểu ý

  • Không hiểu quá nhiều biểu cảm và cũng ít  thể hiện các biểu cảm như mừng rỡ, buồn rầu.. 

Đặc biệt nếu trẻ 3 tuổi chậm nói đồng thời có các biểu hiện bất thường sau thì gia đình tuyệt đối không được chủ quan

  • Không quay đầu lại khi được gọi tên, không phản ứng với các âm thanh xung quanh

  • Không tương tác hoặc không nhìn vào mắt khi trò chuyện

  • Có xu hướng chơi 1 mình, gắn bó với đồ vật hơn là con người

  • Không hiểu biểu cảm trên mặt và cũng không có biểu cảm

  • Thờ ơ, lãnh cảm, ít tập trung vào một vật gì đó, trừ các vật con đặc biệt có hứng thú thì sẽ chỉ chú tâm vào các vật này lặp đi lặp lại

  • Phát ra các âm thanh kỳ lạ

  • Có các hành vi kỳ lạ, chẳng hạn như quay vòng tròn, vỗ tay liên tục dù không có bất cứ nguyên nhân cụ thể

  • Không nói chuyện trừ khi thực sự cần thiết

  • Thiếu sự sáng tạo, hành vi rập khuôn, không có sự linh hoạt trong mọi trường hợp

  • Không biết tự gọi tên mình và tên người khác

Trẻ 3 tuổi chậm nói nguyên nhân do đâu?

Một đứa trẻ vừa ra đời chắc chắn không thể tự nhiên biết nói, không thể tự hiểu về ngôn ngữ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt chính là môi trường sống của trẻ, những người tương tác trực tiếp với con hằng ngày đồng thời liên quan trực tiếp đến các chức năng thần kinh não bộ. Sự thiếu hụt các yếu tố trên có thể là nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chậm nói.

Theo các chuyên gia, trẻ 3 tuổi chậm nói, không nói hoàn thiện được một câu có thể liên quan đến các yếu tố sau

Trẻ chậm nói vì yếu tố môi trường 

Như đã nói, quá trình phát triển ngôn ngữ, lời nói, tính cách của trẻ có liên quan trực tiếp đến môi trường sống. Chẳng hạn cha mẹ đều là người hay nói chuyện, luôn trò chuyện, đưa con ra ngoài thì trẻ có xu hướng cực kỳ dạn dĩ, bi bô nói nhiều. Ngược lại nếu cha mẹ ít nói, trẻ không giao tiếp nhiều mà chỉ ở trong nhà thì con là người ít nói, chậm nói cũng khác hiển nhiên.

Trẻ tiếp xúc với điện thoại quá nhiều thay vì tương tác trực tiếp sẽ suy giảm chức năng ngôn ngữ và giao tiếp nghiêm trọng gây chậm nói 

Môi trường sống ở đây chính là các yếu tố có liên quan đến cuộc sống diễn ra xung quanh hằng ngày của trẻ, bao gồm cả con người, sự vật, hiện tượng. Cụ thể, các yếu tố được cho là có liên quan đến việc trẻ 3 tuổi chậm nói bao gồm

  • Thiếu vắng sự tương tác: các nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ nếu không thường xuyên được trò chuyện, tương tác với cha mẹ hay những người xung quanh, thường chỉ ở trong nhà sẽ có khả năng chậm nói rất cao. Nguyên nhân chính là con không được trau dồi ngôn ngữ, vốn từ nên chậm hiểu biết các vấn đề xung quanh hơn các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên nếu trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ có liên quan đến nguyên nhân này thì hoàn toàn có thể được khắc phục nếu cha mẹ biết tương tác nhiều hơn với trẻ.

  • Trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử quá nhiều: hiện nay nhiều phụ huynh vì quá bận rộn, vì không biết cách dỗ trẻ nên chọn cách để con xem điện thoại, TV nhằm giữ con ngồi yên, lâu dần trẻ có xu hướng nghiện các thiết bị này. Trẻ 3 tuổi chậm nói vì thường xuyên xem điện thoại là một trong những thực trạng phổ biến hiện nay nhưng phụ huynh lại không hề phát hiện do quá chủ quan. Đặc biệt nhiều trẻ chậm nói khi xem các chương trình nước ngoài quá nhiều còn kèm theo tình trạng rối loạn ngôn ngữ và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

  • Môi trường sống căng thẳng: trẻ phải sống trong môi trường căng thẳng, tiêu cực, bạo hành cũng hoàn toàn có thể mắc các rối loạn tâm lý từ giai đoạn sớm dẫn tới ngôn ngữ, hành vi, nhận thức chậm phát triển hoặc trở nên lệch lạc so với các bạn bè đồng trang lứa.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói đơn thuần có thể xuất hiện ở trẻ 3 tuổi và có tỷ lệ gặp cao hiện nay. Đặc biệt trong thời đại phát triển về các thiết bị công nghệ,nhiều người làm bố mẹ khi còn quá trẻ dẫn tới sự thiếu vắng các kỹ năng chăm sóc con, có lối sống vội, tập trung vào bản thân hơn gia đình hoàn toàn có thể gây ra nguy cơ này ở trẻ nhỏ.

Trẻ 3 tuổi chậm nói do bệnh lý 

Một số bệnh lý cũng được cho là có liên quan trực tiếp đến các nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chậm nói, phát âm không rõ ràng, không tương tác với cha mẹ khi được gọi tên, bao gồm

  • Các vấn đề về cơ miệng: trẻ gặp các vấn đề về cơ miệng như sứt môi hở hàm ếch, cứng lưỡi, dính thắng lưỡi hoặc các cấu tại bất thường tại vòm họng hoàn toàn có thể làm con gặp vấn đề về nói khi đã lên 3. Chẳng hạn dính thắng lưỡi sẽ khiến việc phát âm d, l, r, s, t, gi, th gặp khó khăn, có cảm giác khó chịu nên khiến trẻ chậm nói, không muốn nói chuyện.

  • Các vấn đề về tai: trẻ không tương tác với cha mẹ khi được gọi tên hoàn toàn có thể do con không nghe thấy vì gặp các vấn đề tai như nhiễm trùng tai hay thậm chí là điếc. Mặt khác khi trẻ không nghe được chắc chắn cũng không thể hiểu được ngôn ngữ, lời nói của người khác nên không thể nhận thức được các biểu cảm trên khuôn mặt, do đó việc trẻ 3 tuổi chậm nói ở trường hợp này cũng rất hiển nhiên. 

  • Trẻ thiếu dinh dưỡng: một số nghiên cứu chỉ  thiếu canxi, sắt, đặc biệt là thiếu vitamin B12 cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị chậm nói so với những đứa trẻ khác.

Các rối loạn phát triển, rối loạn thần kinh 

Trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bại não đều là các đối tượng phát triển ngôn ngữ rất kém, chậm chạp cùng với rất nhiều biểu hiện bất thường khác mà phụ huynh cần đặc biệt quan tâm. Nếu liên quan đến các yếu tố này sẽ không còn là trẻ 3 tuổi chậm nói đơn thuần mà có tiên lượng không tốt, cần sớm được can thiệp điều trị. 

Trẻ vừa chậm nói, vừa có các rối loạn về nhận thức, hành động rập khuôn hoàn toàn có thể là biểu hiện của tự kỷ 

Cụ thể, các rối loạn phát triển có triệu chứng chậm nói bạn cần phải quan tâm như

  • Rối loạn phổ tự kỷ: những bất thường về ngôn ngữ, trẻ 3 tuổi chưa biết nói hoặc chậm nói, nhận thức hạn chế, phát âm vô nghĩa, gần như bị câm, thụ động trong giao tiếp, không biết bắt chước lời, liên kết với đồ vật nhiều hơn con người và thường có các hành vi lặp lại rập khuôn vô nghĩa. Đặc biệt trẻ thích chơi một mình, nói chuyện một mình, hoặc cũng tự làm đau bản thân khi cảm thấy kích thích, khó chịu.

  • Trẻ chậm phát triển trí tuệ: xảy ra do sự rối loạn phát triển trong não bộ dẫn tới những khiếm khuyết về nhận thức, trẻ có chỉ số IQ thấp dưới 70 dẫn tới chậm chạp trong phát triển lời nói, ngôn ngữ, trí nhớ cùng nhiều vấn đề khác. Trẻ hầu như chỉ có thể hoàn thành hết cấp 1 và cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các công việc phù hợp.

  • Trẻ bại não: đây là một căn bệnh rối loạn não bộ dẫn tới tình trạng đa tàn tật cả về mặt vận động, hành vi, giác quan hay tâm thần. Trẻ 3 tuổi chậm nói kèm theo các biểu hiện như không thể giữ thăng bằng, không thể ngẩng đầu, chảy nước dãi, không đạt được các cột mốc phát triển những những đứa trẻ khác có thể chính là biểu hiện do bệnh bại não ở trẻ em

Các rối loạn phát triển, rối loạn thần kinh này đều gây ra các khiếm khuyết vĩnh viễn về nhận thức, hành vi của trẻ. Các biện pháp đối với nhóm trẻ này hầu hết chỉ mang tính chất cải thiện các triệu chứng, nâng cao các kỹ năng cần thiết để giúp trẻ có mức sống tốt hơn. Do đó nếu trẻ 3 tuổi chậm nói có liên quan đến nguyên nhân này sẽ rất nguy hiểm. 

Biện pháp can thiệp cho trẻ 3 tuổi chậm nói 

Bất cứ nguyên nhân nào khiến trẻ 3 tuổi chậm nói cũng đều tiềm ẩn những vấn đề bất thường, ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn phát triển của trẻ nên phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan. Đặc biệt nhiều phụ huynh thường chủ quan cho rằng cho ít nói, con hướng nội chứ không nghĩ rằng con chậm nói nên không chịu điều trị. 

Kể cả với các nguyên nhân trẻ chậm nói đơn thuần nếu không sớm can thiệp hoàn toàn có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, chậm đến trường khi đến tuổi vì không hiểu người khác nói gì. Do đó khi thấy trẻ đã 3 tuổi nhưng vẫn chậm nói, không chiu giao tiếp, vốn từ hạn chế phụ huynh nên sớm đưa con đi thăm khám để biết chính xác nguyên nhân.

Tùy theo từng nguyên nhân, lộ trình can thiệp cho trẻ 3 tuổi chậm nói có thể khác nhau, tuy nhiên hầu hết đều cần được áp dụng các phương pháp sau

Giáo dục đặc biệt 

Giáo dục đặc biệt là biện pháp tốt nhất cho những trẻ 3 tuổi chậm nói, áp dụng cho tất cả mọi nguyên nhân. Mục tiêu của phương pháp này chính là bổ sung ngôn ngữ, cải thiện khả năng giao tiếp, giúp trẻ phát âm chính xác, đúng hoàn cảnh, gia tăng sự tương tác xã hội đồng thời tăng cường nhận thức và các hành vi khác.

Áp dụng các biện pháp giáo dục đặc biệt đúng cách sẽ mang đén nhiều thay đổi tích cực trong giao tiếp và ngôn ngữ cho trẻ 

Với giáo dục cho trẻ chậm nói và trẻ đặc biệt nói chung hiện nay thường được ứng dụng các biện pháp như

  • Phương pháp ABA (Phân tích hành vi ứng dụng)

  • Phương pháp TEACCH (Giáo dục giảng dạy có cấu trúc) 

  • Phương pháp ACC (Phương pháp tăng và thay thế phương tiện giao tiếp)

  • Phương pháp pecs (Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh) 

 

Hiện nay Trung tâm giáo dục chuyên biệt NHC Academy là một trong những đơn vị đang ứng dụng các liệu pháp này trong điều trị can thiệp cho trẻ đặc biệt. Mục tiêu chính hướng tới của trung tâm chính là giúp trẻ chậm nói phát triển về ngôn ngữ, lời nói, chủ động trong giao tiếp, vượt qua rào cản để hòa nhập với cuộc sống. 

 

Các phương pháp giáo dục cho trẻ 3 tuổi chậm nói tại NHC Academy đều dựa trên nền tảng khoa học nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt khi áp dụng trên từng đối tượng. Các thầy cô giáo và chuyên gia tại đây luôn dành thời gian gặp gỡ, làm bài test để xác định chính xác tình trạng của từng trẻ, sau đó mới đưa ra lộ trình can thiệp phù hợp.

 

Tất cả các giáo viên đang làm việc tại NHC Academy đều có chuyên môn về giáo dục trẻ đặc biệt, có tình yêu thương vô bờ dành cho trẻ em. Đặc biệt tại đây còn có đội ngũ chuyên gia về mặt tâm lý và cũng là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình can thiệp khoa học vận động – tâm lý – giáo dục nhằm mang đến đến kết quả tích cực nhất.

 

Trẻ 3 tuổi chậm nói khi can thiệp điều trị tại NHC Academy sẽ được sinh hoạt và học tập tại trường mầm non Búp sen xanh cùng các trẻ có cùng tình trạng. Điều này nhằm giúp trẻ tăng cường về ngôn ngữ, giao tiếp, giảm cảm giác cô đơn cũng như phát huy tích cực các kiến thức, kỹ năng đã được học tập.

 

Không chỉ tập trung về chuyên môn, đội ngũ giáo viên nòng cốt yêu nghề, có kinh nghiệm mà NHC Academy cũng chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, mang đến không gian sinh hoạt thoải mái nhất. Trẻ 3 tuổi chậm nói qua thời gian can thiệp không chỉ dạn dĩ hơn, tích cực hơn, mở rộng vốn từ mà còn yêu thích việc đi học, việc gặp gỡ vui chơi với bạn bè hơn hẳn.

 

Trung tâm giáo dục chuyên biệt NHC Academy

Thông tin liên hệ

Can thiệp điều trị theo nguyên nhân 

Nếu trẻ 3 tuổi chậm nói do các vấn đề về tai, vòm họng việc điều trị y tế bằng cách phẫu thuật hay dùng thuốc sẽ được đánh giá là cần thiết. Chẳng hạn trẻ bị dính thắng lưỡi chỉ cần phẫu thuật và hỗ trợ can thiệp một thời gian con sẽ nhanh chóng nói chuyện như bình thường mà không gặp bất cứ trở ngại nào khác.

Tuy nhiên nếu nguyên nhân trẻ 3 tuổi chậm nói có liên quan đến tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ thì không có bất cứ phương pháp nào có thể điều trị khỏi. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc bổ não để cải thiện một số triệu chứng, tăng cường trí nhớ cho trẻ đặc biệt.

Hay với trẻ bại não, trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể xem xét chỉ định một số loại thuốc chống động kinh, chống co giật trong một vài trường hợp. Phương pháp phản hồi thần kinh (NFB), trị liệu tế bào gốc cũng đang được ứng dụng cho cho trẻ tự kỷ để cải thiện một số triệu chứng. 

Can thiệp cho trẻ 3 tuổi chậm nói tại nhà 

Theo các chuyên gia, dù trẻ 3 tuổi chậm nói do bất cứ nguyên nhân nào thì gia đình cũng không nên phó mặc con cho bác sĩ hay các thầy cô giáo mà cần trực tiếp tham gia hỗ trợ con. Mối liên kết từ gia đình, tình cảm yêu thương từ cha mẹ luôn là một "liều thuốc" tốt nhất cho bất cứ đứa trẻ nào.

Gia đình luôn cần đồng hành với trẻ trong suốt quá trình can thiệp bổ sung ngôn ngữ cho trẻ chậm nói 

Một số biện pháp cha mẹ có thể thực hiện tại nhà để tăng cường ngôn ngữ, lời nói cho trẻ như

  • Thường xuyên trò chuyện với con hằng ngày, trò chuyện về mọi thứ, ngay từ những thứ quen thuộc xung quanh để bổ sung thêm về ngôn ngữ, nhận thức cho con

  • Luôn gọi tên con, kêu gọi sự tập trung để con nhìn vào mắt khi giao tiếp

  • Dạy trẻ các kỹ năng cần thiết để chăm sóc, bảo vệ bản thân ngay từ sớm, chẳng hạn như cách đánh răng, tự xúc cơm, cảm ơn hay tạm biệt

  • Luôn kiên trì, nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại các hành động, lời nói đến cử chỉ để con thực sự ghi nhớ hoàn toàn

  • Dùng các từ ngữ đơn giản, dễ biểu, dễ ghi nhớ, nằm trong vốn từ của trẻ để giảng dạy có hiệu quả

  • Trẻ 3 tuổi chậm nói để phát triển về ngôn ngữ và nhận thức cần kết hợp với các công cụ giảng dạy trực quan, sinh động, màu sắc, có hình ảnh minh họa để mang đến hiệu quả tốt hơn

  • Tuyệt đối không nên để trẻ tự chơi một mình với điện thoại, TV, không tiếp xúc với các kênh sử dụng nước ngoài

  • Cố gắng kiểm soát khi con có xu hướng kích động, ăn vạ, khóc lóc hay tự làm đau mình để đòi cha mẹ làm một điều gì đó

Trẻ 3 tuổi chậm nói liên quan đến nhiều yếu tố và đều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ nên cần sớm có biện pháp can thiệp. Mỗi gia đình nên dành nhiều thời gian tương tác với trẻ, tuyệt đối không cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm, thăm khám định kỳ cho trẻ để sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ và phòng tránh tình trạng này hiệu quả nhất. 

 

Tham khảo thêm: 


 
Liên kết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Thống kê
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay8,795
  • Tháng hiện tại76,782
  • Tổng lượt truy cập1,565,604
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây