Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Van An Toàn Với Van Giảm Áp

Van an toàn và van giảm áp là hai dòng van đều hoạt động theo nguyên lý thay đổi áp suất nên được xếp vào nhóm van áp suất quan trọng. Ngoài chức năng trong hệ thống thì giữa chúng còn có khá nhiều nét tương đồng về chất liệu, hình dáng. Chính vì vậy cần phân biệt sự khác nhau giữa van an toàn và van giảm áp để tránh tình trạng bị nhầm lẫn, đồng thời giúp người dùng lựa chọn sản phẩm hiệu quả nhất.

Tìm hiểu khái niệm về an toàn và van giảm áp

Để phân biệt được sự khác nhau giữa van an toàn và van giảm áp thì điều đầu tiên chúng ta cần nắm rõ được khái niệm và cấu tạo của chúng, cụ thể:

Van an toàn là gì?

Van an toàn (Safety Valve) là thiết bị thuộc nhóm van áp suất, có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống công trình thông qua việc theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh áp lực, áp suất trong đường ống, các bồn chứa luôn trong tình trạng ổn định và đảm bảo an toàn. Nếu không được lắp đặt van an toàn thì hệ thống rất dễ gặp phải trường hợp hư hỏng thiết bị, nổ đường ống gây nguy hiểm đến tính mạng người dùng.

Dòng van này có thể ứng dụng được nhiều trong hầu hết các môi trường lưu chất, đặc biệt là thích hợp với các hệ thống khí hơi có nhiệt độ cao và áp suất lớn.

Van an toàn và van giảm áp đều thuộc dòng van áp suất quan trọng, có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống công trình đảm bảo an toàn

Van giảm áp là gì?

Van giảm áp (Pressure Reducing Valve) hay còn có tên gọi là van điều áp, cũng là dòng van thuộc nhóm van áp suất. Nhưng thường được lắp đặt ở đầu ra của hệ thống, làm nhiệm vụ điều chỉnh áp suất dòng chảy ở đầu ra luôn ở mức an toàn, ổn định, nhằm đảm bảo những người làm việc xung quanh và các thiết bị không bị ảnh hưởng bởi áp suất quá lớn.

Loại van này thường được ứng dụng trong các môi trường chất lỏng như nước, dầu. Trường hợp hệ thống không được lắp đặt thiết bị van giảm áp có thể gặp tình trạng áp lực lưu chất quá lớn gây hiện tượng xì hơi, phát nổ rất nguy hiểm.

Phân biệt sự khác nhau giữa van toàn và van giảm áp

Như đã chia sẻ, cả hai loại van an toàn và van giảm áp đều hoạt động theo nguyên lý thay đổi áp suất. Vì vậy mà chúng được xếp chung vào một nhóm van áp suất và được ứng dụng trong nhiều môi chất khác nhau. Ngoài ra, cả hai loại van công nghiệp này đều có chất liệu phong phú là từ hợp kim, kim loại nên rất chắc chắn, cứng cáp, có khả năng chống va đập mạnh, tải trọng lớn.

Chính vì lý do đều có chung nguyên lý làm việc, tên gọi khá tương đồng nhau nên có nhiều người bị nhầm lẫn hai dòng van này là một. Nhưng trên thực tế van an toàn và van giảm áp là hai loại van hoàn toàn khác nhau. Chúng ta có thể phân biệt chúng thông qua các yếu tố cơ bản như: Mục đích sử dụng, môi trường lưu chất, điểm đặt thiết bị và kích thước sản phẩm, cụ thể:

1. Mục đích sử dụng

Cả hai dòng van này đều thuộc nhóm van áp suất, nhưng mục đích sử dụng của chúng hoàn toàn khác nhau.

  • Van an toàn: Loại van này được lắp đặt trong các đường ống nhằm mục đích giữ cho hệ thống luôn được an toàn ngay cả khi không sử dụng.

  • Van giảm áp: Còn dòng van này lại có nhiệm vụ giữ cho áp suất trong đường ống luôn nằm trong giới hạn có sẵn để tránh quá áp, đồng thời ngăn ngừa tình trạng hư hỏng thiết bị do sự quá tải bởi áp suất quá lớn.

2. Môi trường áp dụng

Cả hai dòng van này có môi trường ứng dụng khá phong phú, tuy nhiên cũng hoàn toàn khác nhau, cụ thể như:

  • Van an toàn thường được ứng dụng cho các loại khí có khả năng nén được như hơi nước, không khí. Đặc biệt là hệ thống khí hơi có áp suất lớn, nhiệt độ cao.

  • Van giảm áp được ứng dụng trong các môi trường chất lỏng như nước (nước nóng, nước lạnh), môi trường thủy lực (xăng dầu, nhớt).

Van giảm áp thường được ứng dụng nhiều trong các môi trường chất lỏng, môi trường thủy lực

3. Điểm đặt thiết bị

Một trong những yếu tố để phân biệt sự khác nhau giữa van toàn với van giảm áp đó chính là điểm đặt thiết bị.

  • Đối với van an toàn sẽ mở một lượng nhỏ lưu chất trước khi đạt đến điểm đặt. Sau đó bật mở hoàn toàn tại điểm đặt hoặc tại một giá trị xác định cụ thể sau điểm đặt.

  • Còn đối với van giảm áp thì chỉ bắt đầu mở tại một điểm đặt.

4. Kích thước sản phẩm

Chất liệu sản xuất giữa van an toàn và van giảm áp có thể giống nhau, chẳng hạn như gang, đồng, thép, inox...Nhưng kích thước thì hoàn toàn khác nhau, trên thực tế ta sẽ thấy van giảm áp sẽ có hình dáng và kích thước lớn hơn van an toàn. Số liệu cụ thể như sau:

  • Van giảm áp: Dao động từ DN15 - DN500.

  • Van an toàn: Dao động trong khoảng DN15 - DN200.

Việc phân biệt rõ sự khác nhau giữa an toàn và van giảm áp sẽ giúp người dùng tránh được nhầm lẫn, từ đó biết cách lựa chọn van phù hợp với công trình và môi trường lưu chất cần sử dụng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm hai dòng van này, xin mời đến với Tổng Kho Van, đến đây quý khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí, đúng mục đích sử dụng, giải đáp những thắc mắc cần thiết và hỗ trợ đặt hàng sớm nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Văn phòng: 17/5 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

  • Kho hàng: 50/15 Tiền Lân 12, Ấp Tiền Lân 1, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

  • Điện thoại: 098 1805 266

  • Email: info@tongkhovan.vn

  • Website: tongkhovan.vn

Có thể bạn quan tâm:

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay2,906
  • Tháng hiện tại26,991
  • Tổng lượt truy cập7,113,978
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây