Bệnh trầm cảm có chữa được không? Có thể tự khỏi không?

Trầm cảm là một chứng rối loạn thường gặp có liên quan đến khí sắc, cảm xúc của con người và nó gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, đời sống của người bệnh. Ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị trầm cảm, chính vì thế nhiều người thường hay thắc mắc rằng “Bệnh trầm cảm có chữa được không? Liệu có thể tự khỏi không?”.

 

Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm cần được can thiệp càng sớm càng tốt

 

Tìm hiểu về bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một chứng bệnh phổ biến và hiện đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong cộng đồng. Căn bệnh này khiến cho con người suy giảm nghiêm trọng về mặt khí sắc, buồn bã, chán nản, mệt mỏi, tuyệt vọng và không còn bất kỳ hứng thú nào đối với cuộc sống xung quanh. 

Theo chia sẻ của các nhà khoa học thì trầm cảm có thể khởi phát ở bất kỳ ai, trong bất kể giai đoạn nào. Mỗi chúng ta đều có nguy cơ bị trầm cảm và trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm nhẹ trong suốt cuộc đời. 

 

Trầm cảm là một chứng rối loạn nguy hiểm được chia thành 3 mức độ khác nhau bao gồm, trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và số lượng của các triệu chứng mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá, chẩn đoán dạng trầm cảm phù hợp. 

 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, chủ yếu là do những áp lực, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hoặc những sang chấn tâm lý gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, khiến tâm lý con người bị mất ổn định. 

 

Bên cạnh đó, trầm cảm cũng có yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người thân bị trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên còn lại cũng sẽ cao hơn so với bình thường. 

 

Trầm cảm nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống, sức khỏe và cả tính mạng của con người. Trong thực tế đã có không ít các trường hợp tự sát vì trầm cảm và đây chính là là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ tự sát trên toàn thế giới. 

 

Trầm cảm có chữa được không?

Trầm cảm có chữa được không? Có lẽ là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người bệnh. Cũng bởi đây là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến hiện đang đe dọa đến sức khỏe, cuộc sống của nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. 

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trầm cảm có thể chữa được tuy nhiên hiệu quả của quá trình điều trị còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong thực tế đã có rất nhiều các trường hợp trầm cảm khi được phát hiện và can thiệp kịp thời đã có thể phục hồi được sức khỏe, cân bằng cuộc sống hiệu quả. 

 

Với sự phát triển vượt trội của ngành y học hiện nay, trầm cảm đã có thể được hỗ trợ khắc phục tốt nhờ vào rất nhiều các biện pháp khoa học khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sự đáp ứng của mỗi tình trạng bệnh mà các bác sĩ, chuyên gia sẽ cân nhắc áp dụng, kết hợp các biện pháp can thiệp phù hợp nhất. 

Trầm cảm hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng nhiều biện pháp can thiệp khác nhau. 

Đối với các tình trạng trầm cảm nhẹ, việc hỗ trợ chữa trị sẽ dễ dàng và ít mất nhiều thời gian hơn. Người bệnh có thể tự áp dụng các biện pháp cải thiện hiệu quả ngay tại nhà để có thể giúp giải tỏa các cảm xúc tiêu cực, cân bằng lại trạng thái tâm lý tốt hơn. 

 

Còn đối với các trường hợp trầm cảm vừa và nặng thì cần kết hợp nhiều biện pháp chuyên khoa học, thời gian can thiệp cũng kéo dài hơn so với thông thường. Người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các phác đồ điều trị của chuyên gia để đạt được kết quả điều trị thành công nhất, giúp bản thân mau chóng tái hòa nhập cộng đồng và duy trì cuộc sống hạnh phúc hơn. 

 

Trầm cảm có tự khỏi không?

Như vậy có thể thấy được trầm cảm hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm và áp dụng tốt các biện pháp can thiệp phù hợp, an toàn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường hay thắc mắc về việc “Liệu trầm cảm có tự khỏi không?”. 

 

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì các đợt trầm cảm nhẹ có thể tự biến mất mà không cần hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, trầm cảm thường phát triển âm thầm và không có dấu hiệu cảnh báo trước. Do đó, có nhiều khả năng trầm cảm nhẹ sẽ chuyển biến nghiêm trọng, tồi tệ hơn nếu chúng ta chủ quan và không áp dụng bất kỳ biện pháp hỗ trợ khắc phục nào. 

Một số tình trạng trầm cảm nhẹ có thể tự biến mất sau một thời gian mà không cần điều trị

 

Chính vì thế mà các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích người bệnh nên tiến hành thăm khám ngay sau khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về tâm lý hoặc nghi ngờ bản thân đang mắc chứng trầm cảm. Bởi trong thực tế có không ít các trường hợp trầm cảm nhẹ lâu ngày không được can thiệp bắt đầu chuyển biến nghiêm trọng và gây ra các hậu quả khó lường. 

 

Trầm cảm khi không được can thiệp và khắc phục tốt sẽ gây nên nhiều tác động đối với tinh thần và thể chất, khiến cơ thể suy nhược và làm phát triển các bệnh lý tồi tệ hơn, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư,...Ngoài ra, trầm cảm nặng còn có thể làm gia tăng nguy cơ tự sát, thúc đẩy người bệnh thực hiện các hành vi tự làm tổn thương bản thân hoặc tự kết liễu mạng sống của mình. 

 

Do đó, tuy một số tình trạng trầm cảm nhẹ có thể tự khỏi nhưng tốt nhất bạn vẫn nên tiến hành thăm khám và áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp. Điều này giúp chứng trầm cảm mau chóng được thuyên giảm và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

 

Làm sao để chữa trầm cảm hiệu quả?

Trầm cảm cần được phát hiện và tiến hành điều trị trong giai đoạn sớm để có thể ngăn chặn được sự phát triển của các triệu chứng nguy hiểm, đồng thời giúp cho quá trình can thiệp đạt được kết quả cao. Theo như đã chia sẻ, trầm cảm hiện nay có thể được khắc phục tốt bằng nhiều biện pháp khác nhau. 

 

Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra liệu trình cải thiện phù hợp nhất cho từng đối tượng bệnh khác nhau. Bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng theo các yêu cầu chữa trị đã được đề ra để tình trạng sức khỏe mau chóng được phục hồi. 

 

Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng để chữa trầm cảm:

 

1. Can thiệp tại nhà

Đối với các tình trạng trầm cảm nhẹ, các biểu hiện của bệnh chưa thực sự nghiêm trọng và còn nằm trong khả năng kiểm soát thì người bệnh có thể dễ dàng khắc phục thông qua việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, nâng cao đời sống tinh thần bằng các cách sau: 

Thiền định là phương pháp hiệu quả thường được khuyến khích áp dụng cho bệnh nhân trầm cảm. 

  • Chú ý nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ, người bệnh trầm cảm thường bị mất ngủ nên cần phải nhanh chóng tìm kiếm phương pháp nâng cao giấc ngủ tốt hơn. Bạn có thể ngồi thiền, uống trà thảo mộc, ngâm chân với nước ấm,...để đầu óc thư giãn, giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ. Đồng thời hãy lựa chọn chỗ ngủ yên tĩnh, ít ánh sáng và luôn vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát. 

  • Chế độ ăn uống của người trầm cảm cũng cần được quan tâm và cải thiện. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng tốt cho não bộ và sức khỏe. Đảm bảo bệnh nhân ăn đủ bữa, tránh ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều. Nếu cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng thì nên ưu tiên chế biến các món ăn lỏng, dễ tiêu. Đồng thời cần phải hạn chế các loại thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hợp, thực phẩm nhiều dầu mỡ. 

  • Để mau chóng cải thiện sức khỏe, người bệnh trầm cảm cần tăng cường thời gian tập luyện thể dục thể thao, vận động lành mạnh. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 15 đến 30 phút tập luyện cũng giúp nâng cao tốt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, làm thuyên giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Một số bài tập đơn giản có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà như yoga, chạy bộ, đi bộ, đánh cầu lông, thiền định,....

  • Tham gia tích cực các hoạt động thư giãn, vui chơi, giải trí ngoài trời để giảm bớt căng thẳng, ưu phiền. Bằng cách này người bệnh có thể hít thở bầu không khí trong lành bên ngoài, giúp tinh thần được xoa dịu tốt hơn và gia tăng các mối quan hệ xã hội. 

  • Tìm kiếm những hoạt động hoặc đam mê mới để cảm thấy hứng thú hơn với cuộc sống. Nếu cảm thấy quá buồn chán, bạn có thể thử đăng ký tham gia các lớp dạy nhảy, hát, làm thơ, hội họa, nấu ăn, trang điểm để tìm thêm các niềm vui xoay quanh cuộc sống. 

  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, chất gây nghiện trong suốt quá trình điều trị bệnh. 

  • Lên kế hoạch cho các công việc hàng ngày và đặt ra mục tiêu cụ thể cho nó. Điều này sẽ giúp bạn xác định rõ về nhiệm vụ và vai trò của bản thân, giúp bạn sắp xếp thời gian một cách hợp lý. 

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết, đặc biệt là những lúc cảm thấy mệt mỏi, bế tắc và suy sụp. Hãy học cách chia sẻ những khó khăn, trăn trở của bản thân với những người xung quanh để nhận lại sự quan tâm, chia sẻ và những lời khuyên hữu ích. Nếu không thể bày tỏ được suy nghĩ của mình bằng lời nói, bạn có thể tập thói quen viết nhật ký để giải tỏa cảm xúc tiêu cực tốt hơn. 

 

Gia đình, người thân cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh trầm cảm. Nếu trong gia đình có người đang mắc phải chứng bệnh này, bạn cần dành cho họ nhiều thời gian hơn, cố gắng chia sẻ, tâm sự và lắng nghe những điều họ nói, thể hiện sự yêu thương, quan tâm để họ có thể nhanh chóng vực dậy tinh thần. 

 

2. Trị liệu tâm lý

Phương pháp này hiện đang nhận được sự đánh giá rất cao của giới chuyên môn về hiệu quả và độ an toàn trong quá trình can thiệp cho người bị chứng trầm cảm cùng nhiều trường hợp rối loạn tâm lý, tâm thần khác. Tâm lý trị liệu chủ yếu sử dụng hình thức giao tiếp để có thể kết nối giữa chuyên gia tâm lý cùng với bệnh nhân, từ đó khai thác sâu hơn về tiềm thức, khám phá ra những nguyên nhân gốc rễ khiến họ bị ảnh hưởng về tâm lý. 

 

Trị liệu tâm lý không chỉ giúp người bệnh khắc phục tốt các triệu chứng tiêu cực hiện tại mà các giải quyết tận sâu trong gốc rễ, loại bỏ các yếu tố khó khăn, cản trở để xây dựng, duy trì cuộc sống hạnh phúc. Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý còn trang bị thêm cho người bệnh những kỹ năng cần thiết như kỹ năng kiểm soát cảm xúc - hành vi, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng vượt qua khó khăn, căng thẳng để họ có thể tái hòa nhập tốt với xã hội và ngăn chặn tình trạng trầm cảm tái phát. 

 


Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong số 1 trong trị liệu trầm cảm. 

 

Tuy nhiên để quá trình trị liệu tâm lý diễn ra thành công và mang đến kết quả tốt nhất thì người bệnh cũng cần tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng. Hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là một trong các cơ sở uy tín bậc nhất tại nước ta về lĩnh vực trị liệu tâm lý. Không chỉ hỗ trợ can thiệp cho người bệnh trầm cảm, NHC còn tiếp nhận và trị liệu thành công cho rất nhiều các trường hợp:

  • Trị liệu chứng mất ngủ – khó ngủ

  • Trị liệu rối loạn lo âu – buồn chán

  • Trị liệu Stress – Căng thẳng mệt mỏi

  • Trị liệu Đau đầu – Chóng mặt

  • Trị liệu Rối loạn tiền đình

  • Trị liệu Suy nhược cơ thể

  • Trị liệu Trầm cảm – Tự kỉ

  • Trị liệu Rối loạn cảm xúc

  • Hòa hợp mối quan hệ

  • Tìm điểm cân bằng trong cuộc sống

 

Trung tâm Tâm lý Trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm lý với quy mô lớn, chuyên nghiệp, trách nhiệm và tận tâm. Tại đây ứng dụng thành công phương pháp trị liệu trầm cảm không sử dụng thuốc, không can thiệp đến cơ thể để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho từng đối tượng khách hàng khác nhau. 

 

 

NHC không chỉ đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế mà còn sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu với trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và luôn cống hiến hết mình cho nghề. Từ khi vừa mới thành lập cho đến nay, trung tâm đã xác định rõ định hướng về việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, thể chất cho cộng đồng, luôn cố gắng đồng hành trong chặng đường tìm kiếm sự hạnh phúc, an lành cho mọi người. 

 

Hiện nay, NHC Việt Nam có 3 cơ sở tại TPHCM và Hà Nội để có thể phục vụ được nhu cầu thăm khám, trị liệu tâm lý cho tất cả khách hàng trên toàn quốc. 

 

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:

  • Cơ sở 1: Số 11 Ngõ 83 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội (Xem bản đồ )

  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội (Xem bản đồ )

  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

  • (Xem bản đồ )

  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

  • (Xem bản đồ )

  • Hotline: 096 589 8008

  • Website: tamlytrilieunhc.com

  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com

  • Fanpage: FB.com/tamlytrilieuNHC/

 

3. Sử dụng thuốc chữa trầm cảm

Nếu các tình trạng trầm cảm nhẹ và vừa không được điều trị sớm sẽ có nhiều khả năng phát triển thành trầm cảm nặng và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống của người bệnh. Đối với những trường hợp này cần phải kết hợp nhiều biện pháp can thiệp khác nhau và kiên trì trong thời gian dài mới có thể giúp phục hồi sức khỏe, đẩy lùi trầm cảm hiệu quả. 

Người bệnh trầm cảm cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định sử dụng thuốc của chuyên gia. 

 

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất. Một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng như thuốc fluoxetine (Prozac và Sarafem), thuốc sertraline(Zoloft), Thuốc escitalopram (Lexapro) hoặc thuốc paroxetine (Paxil, Pexeva và Britorelle). 

 

Thời gian đầu người bệnh sẽ được hướng dẫn dùng với liều lượng thấp để cơ thể có thể thích ứng tốt và đánh giá về mức độ phù hợp, hiệu quả. Sau khi ổn định, bác sĩ sẽ cân nhắc để gia tăng liều lượng nhằm giúp kiểm soát và thuyên giảm tốt các triệu chứng nguy hiểm mà trầm cảm gây ra. 

 

Tuy nhiên, các loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng sẽ có khả năng gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Chính vì thế người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc, uống đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng giờ và tuyệt đối không được tự ý ngừng sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Trong quá trình uống thuốc nếu có xuất hiện bất kỳ triệu chứng khác lại hoặc nhận thấy tình trạng trầm cảm trở nặng thì người bệnh cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. 

 

Thông tin bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Bệnh trầm cảm có chữa được không? Liệu có thể tự khỏi không?”. Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm nên cần được thăm khám và can thiệp càng sớm càng tốt để tránh gây ra những hậu quả, hệ lụy đáng tiếc.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay1,357
  • Tháng hiện tại5,267,836
  • Tổng lượt truy cập6,982,199
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây