LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN PHÚ RIỀNG BÌNH PHƯỚC

     Ngày 11.12.2015, tại hội trường Trung Tâm Văn hóa – Thể thao Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức công bố Quyết định số 195/QĐ-LĐLĐ, ngày 03/9/2015 về việc thành lập Liên đoàn Lao động huyện Phú Riềng và Quyết định số 208/QĐ-LĐLĐ, ngày 03/12/2015 về việc chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra lâm thời Liên đoàn Lao động huyện Phú Riềng; thạc sĩ Nguyễn Đức Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện được chỉ định giữ chức chủ tịch.

   Huyện Phú Riềng được chia tách từ huyện Bù Gia Mập theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13, ngày 15/5/2015 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, có diện tích tự nhiên 67.497 ha, dân số 92.016 người, 10 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó có 2.273 CNVCLĐ; khối trường học có 42 CĐCS, với 1563 đoàn viên; khối xã có 10 CĐCS, với 506 đoàn viên; khối kinh tế ngoài nhà nước 02 CĐCS, với 143 đoàn viên.

vv

 

VỊ TRÍ, VAI TRÒ, QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN.  

       I.  VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

     “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 

 (Trích: Điều 10 Hiến pháp 2013 - Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam)

      II. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

 1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

  2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

 3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

 5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.

 6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

 7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.

 8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.

 9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.

 10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

 Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    (Trích: Điều 10 - Luật Công đoàn 2012)

        III. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN  CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN

 1. Liên đoàn lao động huyện được tổ chức theo đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, do liên đoàn lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp.

 2. Đối tượng tập hợp của liên đoàn lao động huyện là đoàn viên, người lao động trên địa bàn cấp huyện.

 3. Liên đoàn lao động huyện quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp công đoàn giáo dục huyện; ra quyết định thành lập, giải thể hoặc công nhận và chỉ đạo trực tiếp các công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn đóng trên địa bàn (trừ những công đoàn cơ sở đã trực thuộc liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác).

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của liên đoàn lao động huyện:

a.Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước.

 b. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước cấp huyện, công đoàn ngành địa phương và tương đương để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp ban chấp hành công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, tổ chức, lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.

 c. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở khi người lao động ở đó yêu cầu. Đại diện cho công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động khi được công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền.

d. Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương công tác của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy đảng và nghị quyết đại hội công đoàn cấp mình; tham gia với cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của đoàn viên, người lao động.

đ. Vận động đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

e.Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn; công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; xây dựng công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn vững mạnh.

g. Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
(Trích: Điều 26 -  Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2013)

Liên kết
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,398
  • Tháng hiện tại35,589
  • Tổng lượt truy cập7,224,860
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây